Cà phê là thức uống ưa chuộng của nhiều người Việt Nam. Thế nhưng, khi bị mỡ máu cao có uống được cà phê không và nên uống như thế nào để tránh gia tăng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ? Toàn bộ các thắc mắc trên sẽ được giải đáp chính xác trong nội dung bài viết sau đây!

Mỡ máu là bệnh gì?

Mỡ máu hay lipid máu, có chứa nhiều thành phần khác nhau nhưng quan trọng nhất là cholesterol máu. Bệnh mỡ máu (hay rối loạn lipid máu) là vấn đề sức khỏe chỉ tình trạng nồng độ chất béo (lipid) trong máu cao bất thường, với biểu hiện là LDL-C (cholesterol xấu) tăng lên (>4,12 mmol/L) và HDL-C (cholesterol tốt) giảm đi (<1 mmol/L).

Lượng mỡ trong máu tăng cao liên quan chặt chẽ với chế độ dinh dưỡng. Theo đó, những người bị mỡ máu cần biết kiểm soát ăn uống một cách nghiêm khắc. 

Người bị mỡ máu có nên uống cà phê không?

Đối với câu hỏi người bị mỡ máu có uống cà phê được không? Các chuyên gia phân tích rằng: Trong hạt cà phê có chứa một chất gọi là cafestol. Chất này ảnh hưởng đến việc chuyển hóa và điều hòa cholesterol của cơ thể. Nghiên cứu đã cho thấy rằng, cafestol làm tăng nồng cholesterol. Các nhà khoa học kết luận cafestol là hợp chất làm tăng cholesterol rất mạnh được xác định trong chế độ ăn uống của con người.

ca-phe-chua-hoat-chat-cafestol-lam-tang-nong-do-cholesterol-mau.webp

Cà phê chứa hoạt chất cafestol làm tăng nồng độ cholesterol máu

Những người mắc mỡ máu cao vẫn hoàn toàn có thể uống cà phê nếu được pha đúng cách, khi đã được lọc cafestol. Tuy nhiên, người bệnh mỡ máu chỉ nên uống một lượng nhỏ với thời gian giữa 2 lần uống cần cách nhau ít nhất 6 tiếng để đào thải cafein ra khỏi cơ thể và không gây tăng mỡ máu.

Người bị mỡ máu nên ăn gì/kiêng gì?

Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia về chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp kiểm soát tốt tình trạng mỡ máu:

Người bị mỡ máu nên ăn gì?

Dưới đây là các loại thực phẩm tốt cho người bị mỡ máu:

  • Giá đỗ: Trong giá đỗ có nhiều chất xơ và vitamin giúp tăng khả năng đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, cải thiện máu nhiễm mỡ.
  • Cá béo: Các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá mòi,... có chứa nhiều acid béo không no giúp giảm cholesterol, phòng ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,...
  • Ngũ cốc: Trong ngũ cốc không chỉ có nhiều chất xơ mà còn tạo cảm giác no lâu cho người ăn, nhờ đó giúp làm giảm trọng lượng cơ thể.
  • Rau xanh, trái cây: Có hàm lượng lớn chất xơ và vitamin, giúp loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Đồng thời việc ăn nhiều rau xanh, chất xơ còn làm tăng sức đề kháng cho cơ thể rất tốt.

che-do-dinh-duong-tot-giup-kiem-soat-tinh-trang-mo-mau.webp

Chế độ dinh dưỡng tốt giúp kiểm soát tình trạng mỡ máu

>>> XEM THÊM: Các loại nước ép giảm mỡ máu

Người bị mỡ máu nên kiêng gì?

Các loại thực phẩm người bị mỡ máu cần hạn chế ăn:

  • Thịt đỏ: Trong các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt cừu, thịt bò,... có chứa lượng lớn cholesterol và chất béo bão hòa. Vì vậy, việc thường xuyên ăn thịt đỏ sẽ càng làm tình trạng mỡ máu trở nên trầm trọng hơn.
  • Lòng đỏ trứng: Trứng gà là món ăn rất phổ biến trong thực đơn hàng ngày của người Việt Nam. Tuy nhiên, trong lòng đỏ trứng lại có chứa lượng rất lớn cholesterol. Do vậy, mỗi tuần bạn chỉ nên ăn tối đa 4 quả trứng.
  • Đồ ăn nhanh: Các loại đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, hamburger, gà rán... ăn thì ngon nhưng lại không hề tốt cho sức khỏe. Lý giải điều này là do trong đồ ăn nhanh chứa nhiều cholesterol và muối nên việc ăn nhiều các thực phẩm này sẽ làm tăng chỉ số mỡ máu.
  • Đồ ngọt: Các loại bánh kẹo có chứa nhiều chất béo chuyển hóa và đường tinh chế. Vì vậy, đây là những loại thực phẩm không hề thích hợp cho người bị mỡ máu.

Bên cạnh xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh bị mỡ máu cũng nên bổ sung thêm các thảo dược thiên nhiên giúp kiểm soát tình trạng bệnh như: Lá sen, tỏi, hoàng bá,... Một nghiên cứu tại Hàn Quốc năm 2013 đã chứng minh tác dụng giảm cholesterol và triglyceride máu hiệu quả của lá sen, do đó rất tốt cho người bị mỡ máu.

Bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “Người bị mỡ máu có nên uống cà phê không?”, đồng thời cung cấp danh sách các thực phẩm mà người bị mỡ máu nên ăn/kiêng ăn để giúp cải thiện bệnh. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh mỡ máu cũng như các biện pháp để cải thiện bệnh, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại các chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời cho bạn.

Link tham khảo:

https://www.nhsggc.org.uk/your-health/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7977143/ 

https://www.medicalnewstoday.com/