Nhiều người cho rằng, gan nhiễm mỡ chỉ có 3 cấp độ, do đó khái niệm gan nhiễm mỡ độ 4 là hoàn toàn sai lầm. Vậy, thực hư vấn đề này ra sao, nếu bạn đang muốn sở hữu câu trả lời chính xác và tìm ra cách kiểm soát gan nhiễm mỡ hiệu quả, đừng bỏ lỡ nội dung bài viết sau!

Gan nhiễm mỡ độ 4 thực hư ra sao?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng chung mà nhiều người đang gặp phải. Bệnh còn được gọi với tên là thoái hóa mỡ gan. Thông thường, mỡ trong gan chỉ chiếm khoảng 2-4% trọng lượng lá gan.

Tuy nhiên, khi tỷ lệ này vượt ngưỡng 5% đồng nghĩa với người đó mắc gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ được chia thành nhiều cấp độ khác nhau để theo dõi quá trình điều trị. Vậy, thực hư có hay không tình trạng gan nhiễm mỡ độ 4. Theo y học hiện đại, gan nhiễm mỡ phân thành 3 cấp độ bao gồm độ 1, 2,  3. Cụ thể:

images.jpg

Gan nhiễm mỡ có 3 cấp độ

- Gan nhiễm mỡ độ 1 biểu hiện thông qua tỷ lệ mỡ trong gan nhiễm khoảng từ 5-10% trọng lượng gan. Đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh và không có quá nhiều nguy hiểm.

- Gan nhiễm mỡ độ 2 nâng mức độ nguy hiểm lên cao hơn. Khi đó, tỷ lệ mỡ trong lá gan đã đạt ngưỡng từ 10-20% trọng lượng gan. Đi kèm với đó là những biểu hiện như chán ăn, khó tiêu, buồn nôn, đầy bụng, mệt mỏi… Đồng thời, các mô nhu gan đã có dấu hiệu bị tổn thương, chức năng gan dần suy giảm.

- Gan nhiễm mỡ độ 3 chính là thể nặng. Lúc này, tỷ lệ mỡ trong gan đã vượt ngưỡng 30% trọng lượng lá gan. Gan bị viêm, tổn thương nặng nề. Các triệu chứng rõ nét hơn với những cơn đau tại hạ sườn bên phải.

Tuy không có gan nhiễm mỡ độ 4 nhưng cũng có thể coi đây là tình trạng biến chứng của bệnh. Cụ thể, khi gan nhiễm mỡ bước sang giai đoạn thứ 3, tình trạng bệnh nhân diễn biến xấu. Bởi, nếu trong giai đoạn 1, 2 các triệu chứng chưa rõ ràng, còn dễ nhầm lẫn với bệnh khác.

Tuy nhiên đến giai đoạn 3, triệu chứng đã rõ hơn với tình trạng vàng mắt, vàng da, nổi mạch, sút cân… Đa số người bệnh đều chỉ phát hiện ra tình trạng bản thân khi đã bước sang giai đoạn 3. Lúc này, gan đã bị tổn thương nghiêm trọng. Các bệnh lý khác như: Rối loạn kinh nguyệt, teo tinh hoàn, tắc kinh… dần xuất hiện.

Nguyên nhân dẫn đến biến chứng gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là  tình trạng chất béo tích lũy trong gan vượt quá 5% giới hạn cho phép, bình thường lượng mỡ dao động từ 2 – 4%, khi lượng mỡ trong gan vượt qua con số này báo hiệu bạn đã mắc gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân gây bệnh bao gồm:

Chế độ ăn uống không hợp lý

Thực phẩm mà bạn sử dụng hàng ngày có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của gan. Việc thường xuyên tiêu thụ thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm cho gan phải hoạt động quá sức. Do đây là nhóm thực phẩm giàu năng lượng nhưng lại khó chuyển hóa. Đồng thời, thực phẩm nhiều đường cũng làm cho gan khó chuyển hóa hết năng lượng và dễ tích tụ lại trong gan dưới dạng mỡ.

Béo phì

Những người béo phì có khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ rất cao, thậm chí lên tới 90%. Do lượng mỡ trong cơ thể quá lớn, chúng không chỉ tích tụ dưới da mà còn xuất hiện ở cơ quan nội tạng, nhất là gan.

Sử dụng nhiều bia rượu

Người thường xuyên sử dụng bia rượu là đối tượng rất dễ bị gan nhiễm mỡ. Vì các chất kích thích này không chỉ làm suy giảm hoạt động của gan mà còn gây hại cho gan. Lúc này, gan phải hoạt động nhiều hơn để lọc thải chất độc hại, lâu dần gây suy giảm chức năng, ảnh hưởng đến quá trình phân giải chất béo, khiến mỡ ứ đọng lại trong gan.

Một số bệnh không được kiểm soát

Cơ thể luôn là một hệ khép kín, sự tổn thương của cơ quan này cũng sẽ dẫn đến nguyên nhân gây bệnh ở bộ phận khác. Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ có thể xuất phát từ các bệnh lý sau:

- Tăng mỡ máu: Trong máu luôn chứa một lượng mỡ nhất định để ổn định màng tế bào và thấm hút chất dinh dưỡng. Nếu chế độ ăn không phù hợp thì mỡ máu sẽ tăng cao và ảnh hưởng đến các tế bào gan.

- Bệnh tiểu đường: Gây rối loạn chuyển hóa chất béo, khiến chất béo tích tụ lại trong gan nhiều hơn. Thông thường, người bị tiểu đường type II sẽ dễ mắc gan nhiễm mỡ hơn.