Theo thống kê, ngày càng nhiều người trở thành nạn nhân của căn bệnh máu nhiễm mỡ. Thắc mắc: Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không và phải làm thế nào để đối phó với bệnh là nỗi niềm trăn trở của rất nhiều người. Trong bài viết sau đây, lipidcleanz.co xin gửi đến bạn đọc lời giải đáp chi tiết nhất. Mời bạn đọc tham khảo!

 Máu nhiễm mỡ là gì?

Là tình trạng các chỉ số mỡ máu trong cơ thể cao vượt ngưỡng bình thường. Để biết có bị mỡ máu cao hay không, bạn cần làm xét nghiệm máu để tìm ra 4 chỉ số sau:

- Cholesterol toàn phần là tổng của LDL cholesterol + HDL cholesterol + cholesterol (Triglyceride x 0.20). Nếu chỉ số này > 5,2 mmol/L, nó bắt đầu gây hại cho sức khỏe.

- HDL – cholesterol: Lipoprotein tỷ trọng cao, tốt cho cơ thể. Chỉ số này luôn phải > 1,3 mmol/L để đảm bảo sức khỏe.

- LDL – cholesterol: Lipoprotein tỷ trọng thấp, có hại cho cơ thể. Chỉ số này > 3,3 mmol/L đã là cao.

- Triglycerid (chất béo trung tính): Nếu chỉ số này > 2,2 mmol/L sẽ gây hại cho cơ thể.

 Bảng chỉ số mỡ máu

Bảng chỉ số mỡ máu

Mỡ máu cao được đánh giá là căn bệnh âm thầm, bởi ban đầu, người bệnh sẽ không thể phát hiện dựa vào các dấu hiệu. Lúc này, cách duy nhất để biết bạn có bị mỡ máu cao hay không là xét nghiệm máu. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, mỡ máu cao có thể biến chứng xơ vữa động mạch và gây nhiều mối nguy hại cho cơ thể.

Giải đáp thắc mắc: Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

"Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?" là câu hỏi phổ biến của người bệnh mỡ máu. Do thói quen dinh dưỡng không hợp lý, áp lực công việc (tỷ lệ người làm công việc văn phòng mắc máu nhiễm mỡ khá cao do ít vận động, béo bụng, béo phì). Bên cạnh đó, đa số người dân đều thiếu kiến thức về bệnh nên vẫn còn rất mơ hồ về sự nguy hiểm của bệnh lý này. Chính vì những lý do đó mà số bệnh nhân mỡ máu cao đang tăng nhanh và càng ngày càng trẻ hóa. Theo các chuyên gia, mỡ máu cao là nguồn cơn trực tiếp dẫn đến nhiều bệnh lý sau:

Tiểu đường type 2

Các nhà khoa học đã chứng minh được mối liên quan giữa mỡ máu cao và bệnh tiểu đường type 2. Phải lưu ý tới những trường hợp có nguy cơ cao huyết áp, tăng mỡ bụng, HDL thấp (mỡ cholesterol có lợi) và đường huyết cao. Khi chỉ số triglycerid cao kết hợp với 2 trong bất kỳ điều kiện nào kể trên cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 lên gấp 5 lần.

Bệnh tim mạch

Có 4 chỉ số để đánh giá về mỡ máu đó là cholesterol toàn phần, HDL (cholesterol tốt), LDL (cholesterol xấu) và triglycerid. Khi các chỉ số triglycerid, LDL cholesterol và cholesterol toàn phần trong máu tăng vượt ngưỡng cho phép thì cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc thải trừ chúng. Mỡ xấu không được loại bỏ sẽ dần tích đọng tại thành mạch, lâu dần chúng sẽ dày lên và hình thành các mảng xơ vữa. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm hẹp và tắc những động mạch cung cấp máu đến các cơ quan. Nếu mảng xơ vữa hình thành ở động mạch chủ của tim sẽ gây bệnh tim mạch vành và các cơn đau thắt ngực.

Đột quỵ

Mỡ máu cao kéo dài sẽ gây xơ vữa động mạch, nhất là động mạch nuôi não, nuôi tim (động mạch vành). Xơ vữa động mạch là tình trạng mạch máu bị xơ cứng, kém đàn hồi do những mảng xơ vữa làm lòng mạch dần dần hẹp lại, ngăn cản dòng máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể, nhất là não, tim, thận. Ngoài ra, nó có thể tạo điều kiện cho một số thành phần hữu hình của máu bám vào mảng xơ vữa, làm cho lòng động mạch càng hẹp và dễ bị tắc nghẽn, thậm chí mảng xơ vữa bong ra đi theo dòng máu, gây nên các cục máu đông, dẫn đến đột quỵ não, nhồi máu cơ tim.

Bệnh gan

Bệnh gan mạn tính phổ biến nhất là do lượng mỡ trong gan gây ra, ví dụ xơ gan, ung thư, suy gan,… Trong số các trường hợp bị gan nhiễm mỡ không do bia rượu thì có tới hơn 10% trọng lượng lá gan đã được thay thế bằng mỡ. Nguyên nhân phổ biến nhất gây gan nhiễm mỡ là bệnh tiểu đường, béo phì và triglycerid cao.

Đau và tê chân

Điều này dễ thấy ở người được chẩn đoán là máu nhiễm mỡ. Mỡ máu được tích tụ quá nhiều tạo thành lớp chất trong lòng động mạch. Khi chảy đến chân, chúng có thể dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên, gây ra đau và tê ở chân mỗi khi vận động hoặc đi lại nhiều. Nếu nặng, người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng ở chân hoặc bàn chân rất cao.

Sa sút trí tuệ

Triglycerid khi  tích tụ trong bộ não dẫn đến tình trạng thiếu ngủ và hội chứng mất trí Alzheimer - một căn bệnh suy thoái trí não hiện không có cách chữa khỏi và dễ gây tử vong. Nguyên nhân là do mỡ máu loại này có thể gây hại cho mạch máu trong não, đồng thời tạo ra một protein độc hại là amyloid.

Lời khuyên hữu ích dành cho người máu nhiễm mỡ

Bên cạnh việc tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của máu nhiễm mỡ, người bệnh nên áp dụng các phương pháp dưới đây:

1. Tăng cường vận động: Đi bộ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho người bị máu nhiễm mỡ. Nếu đi bộ 5.000 bước mỗi ngày sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe, duy trì cân nặng ổn định.

2. Ngừng uống rượu, bia: Ngừng uống bia rượu trong 1 tháng đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ và tiểu đường khoảng 15%. Điều này là do chất béo và lượng đường trong máu sẽ giảm xuống đáng kể.

3. Giảm cân chậm: Nếu bạn thuộc nhóm thừa cân hay béo phì thì hãy thực hiện chế độ giảm cân từ từ, mỗi tuần hạ 0,5 kg là hợp lý nhất. Chỉ cần giảm 2,5 – 5 kg là tình trạng máu nhiễm mỡ đã được cải thiện. Lưu ý, nếu giảm quá 2kg mỗi tuần sẽ khiến chức năng gan suy giảm.

4. Hạn chế ăn chất béo bão hòa: Sử dụng quá nhiều chất béo bão hòa, tức là mỡ động vật sẽ làm dư thừa lượng calo, từ đó gây ra gan nhiễm mỡ.

5. Tránh ăn chất béo chuyển vị: Những sản phẩm chứa nhiều dầu mỡ thông qua chiên xào như: Khoai tây chiên, gà rán, xúc xích,... có hàm lượng chất béo chuyển vị nguy hiểm cho gan.

6. Không để đường huyết tăng: Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều đường. Bên cạnh đó, bạn nên chia nhỏ bữa ăn để duy trì đường huyết thay vì ăn một bữa quá nhiều tinh bột, tăng cường ăn rau, đậu phụ, uống các loại trà thảo mộc.

Ngọc Nguyễn