Nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Thông thường, những người béo phì, uống nhiều rượu bia, bị bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid, nồng độ cholesterol trong máu cao,... dễ mắc phải gan nhiễm mỡ do chất béo tích tụ lâu ngày trong gan, làm ảnh hưởng hoạt động của bộ phận này. Bên cạnh đó, biến chứng của các bệnh lý cũng có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ:
+ Suy giáp;
+ Suy tuyến yên;
+ Bệnh đái tháo đường tuýp 2;
+ Hội chứng buồng trứng đa nang.
Gan nhiễm mỡ có nên ăn hải sản không?
Hải sản là thực phẩm ngon miệng, giàu dinh dưỡng và thường có trong các bữa ăn của mọi gia đình. Đây là món ăn được khuyên nên sử dụng để bổ sung năng lượng và các chất cần thiết cho cơ thể. Nhiều món ăn được chế biến từ hải sản (cá, bạch tuộc, mực, ngao, sò, tu hài, cua, tôm, ghẹ,...) cung cấp hàm lượng canxi, omega-3, protein cao. Đặc biệt, trong các loại cá chứa sắt, vitamin B12, và protid, lipid, vitamin P1, P2 có nhiều trong mực. Các chất như: Kali, kẽm, photpho, đồng, chất béo, axit amin, đường,... cũng được nạp vào cơ thể khi chúng ta sử dụng tôm, sò, sao biển, mực ống,... Một chế độ ăn uống được bổ sung hải sản sẽ giúp người lớn có trái tim khỏe mạnh và tăng cường sự phát triển thể chất, trí tuệ cho trẻ nhỏ.
Với những lợi ích đó, nhiều người thắc mắc: Gan nhiễm mỡ có nên ăn hải sản không? Với hàm lượng nhỏ chất béo ít bão hòa có trong hải sản thì người mắc gan nhiễm mỡ vẫn có thể ăn được. Tuy nhiên, nên sử dụng hạn chế để tránh tình trạng gây áp lực cho gan và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sức khỏe.
Ở những người dị ứng với protein có trong hải sản, đặc biệt là người bị gan nhiễm mỡ thì không nên ăn loại thực phẩm này. Cần lưu ý lựa chọn hải sản trước khi ăn vì chúng thường chứa một lượng lớn khuẩn bệnh, vừa khiến dạ dày có những tác động xấu, vừa làm gan hoạt động nhiều hơn vì phải loại trừ độc tố. Vậy nên muốn ăn hải sản thì người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng để không làm ảnh hưởng sức khỏe và quá trình phục hồi khi điều trị gan nhiễm mỡ.