Mỡ máu cao là bệnh lý rất phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Bệnh mỡ máu cao diễn biến âm thầm và không điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các triệu chứng mỡ máu cao có thể bạn đang bỏ qua.
Các triệu chứng mỡ máu cao có thể bạn chưa biết
Tình trạng mỡ máu cao (cholesterol cao) thường có những triệu chứng mơ hồ, không rõ ràng. Điều này khiến nhiều người bỏ qua và gây ra những bệnh lý nguy hiểm, chẳng hạn như xơ cứng động mạch, béo phì và nhồi máu cơ tim. Dưới đây là một số triệu chứng mỡ máu cao có thể bạn đang bỏ qua:
Huyết áp không ổn định
Ở người trưởng thành bình thường, huyết áp tâm thu <120mmHg còn huyết áp tâm trương là <80mmHg. Với người bệnh mỡ máu cao thì chỉ số huyết áp sẽ lên xuống thất thường. Điều này khiến cho người bệnh hay bị mệt mỏi, choáng váng và khó chịu.
Đau đầu, chóng mặt
Khi lượng cholesterol tích tụ trong lòng động mạch ngày càng nhiều sẽ làm hình thành các mảng bám. Điều này khiến việc tuần hoàn trở nên khó khăn và làm cho quá trình oxy hóa tế bào bị gián đoạn. Hậu quả là bệnh nhân bị chóng mặt, mất cân bằng và nhức đầu dữ dội.
Đau, lạnh và tê bì chân
Cholesterol tăng cao trong máu và gây nghẽn tắc mạch máu. Máu không được cung cấp đủ đến các chân khiến chân bị đau nhức, tê bì và sưng tấy. Không chỉ thế, thiếu máu khiến chân và bàn chân cũng dễ bị lạnh hơn. Do đó, nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu này ở chân, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân có phải do mỡ máu cao hay không.
Đau ngực
Đau ngực là triệu chứng rất thường gặp ở những người bị mỡ máu cao. Mặc dù có nhiều bệnh lý liên quan đến tình trạng đau ngực, tuy nhiên phần lớn các trường hợp đều liên quan đến mỡ máu cao. Đau ngực rất nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu như vùng ngực bị đè nặng, đầy tức, bóp nghẹn... cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Khó tiêu, táo bón
Lượng chất béo dư thừa trong máu ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và gây các rối loạn đường tiêu hóa, đặc biệt là khi ăn những thực phẩm giàu chất béo. Mức cholesterol-LDL (cholesterol xấu) vượt tầm kiểm soát sẽ dẫn đến các đợt khó tiêu và đầy hơi liên tục. Thêm vào đó, sự tích tụ các chất béo còn làm giảm nhu động ruột và có thể gây ra tình trạng táo bón.
Nốt trên da
Vùng khuỷu tay, da mắt, gót chân của người bị mỡ máu cao thường xuất hiện các nốt phồng màu vàng, bề mặt bóng loáng. Vùng da ngực, lưng, cổ và cánh tay nổi các nốt như sởi, sờ mềm, có màu vàng nhạt và to bằng đầu ngón tay.
Biến chứng nguy hiểm của mỡ máu cao
Mỡ máu cao diễn biến âm thầm và nếu không có biện pháp hạ mỡ máu kịp thời có thể để lại nhiều hậu quả khôn lường. Dưới đây là 3 biến chứng nguy hiểm của mỡ máu cao.
Đột quỵ não
Mỡ máu cao gây lắng đọng mỡ trong thành mạch và dần dần hình thành nên các mảng xơ vữa. Lúc này, các mảng xơ vữa di chuyển làm hẹp lòng mạch, kết quả là giảm lưu lượng tuần hoàn và gây ra tình trạng thiếu máu não. Tình trạng này chuyển biến nặng sẽ gây đột quỵ não. Theo 1 thống kê cho thấy, trên 85% số bệnh nhân đột quỵ não có tiền sử mỡ máu cao.
Bệnh tim mạch
Mỡ máu cao được biết tới là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch. Nếu tình trạng này kéo dài và không được cải thiện sẽ gây hẹp động mạch, khiến lượng máu cung cấp cho tim giảm. Đặc biệt, nếu cả 2 chỉ số cholesterol và triglyceride cùng tăng cao thì mức độ nguy hiểm sẽ trở nên trầm trọng hơn và có thể dẫn đến bệnh tim mạch vành, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí tử vong.
Các bệnh lý tim mạch là biến chứng nguy hiểm của mỡ máu cao
Giảm chức năng sinh lý
Mỡ máu cao không chỉ gây ra biến chứng đột quỵ não, tim mạch mà nó còn ảnh hưởng tới đời sống tình dục của cả 2 giới. Theo nghiên cứu, nam giới bị tăng cholesterol máu có dấu hiệu rối loạn cương dương, còn với nữ giới thì bệnh làm giảm ham muốn tình dục.
>>> Xem thêm: Xơ vữa động mạch - Những thông tin đầy đủ, chi tiết nhất
Các biện pháp giúp hạ mỡ máu hiệu quả
Nếu được chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu sớm sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng và ngăn bệnh không tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các biện pháp giúp hạ mỡ máu hiệu quả.
Sử dụng thuốc hạ mỡ máu
Các thuốc có tác dụng hạ mỡ máu được sử dụng phổ biến hiện nay:
- Nhóm Statin: Các thuốc nhóm Statin khi vào cơ thể có tác dụng ức chế enzym tham gia quá trình sản xuất cholesterol và làm giảm sự tích tụ cholesterol ở trong lòng động mạch. Nhờ vậy, các Statin giúp hạ cholesterol máu và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Một số thuốc thuộc nhóm Statin nổi bật trên thị trường: Rosuvastatin, atorvastatin, lovastatin, simvastatin...
- Nhóm Fibrat: Thuốc thuộc nhóm Fibrat làm tăng hoạt tính enzym phân hủy LDL-cholesterol và triglyceride, đồng thời giúp tăng tổng hợp HDL-cholesterol. Do đó, thuốc có tác dụng rất tốt trong việc hạ mỡ máu. Một số thuốc Fibrat thông dụng: Fenofibrat, Bezafibrat...
- Thuốc ức chế hấp thu cholesterol (Ezetimibe): Ezetimibe có tác dụng giảm hấp thu cholesterol từ thức ăn vào cơ thể. Tuy nhiên, để thuốc đạt hiệu quả hạ mỡ máu cao cần kết hợp với chế độ ăn ít chất béo. Ezetimibe cũng thường được sử dụng đồng thời với thuốc hạ mỡ máu khác như các thuốc nhóm Statin.
- Nhựa gắn acid mật: Acid mật có tác dụng tiêu hóa thức ăn và được tổng hợp từ cholesterol ở gan. Việc sử dụng nhựa gắn acid mật sẽ làm giảm lượng acid mật này. Khi acid mật giảm, cơ thể phản ứng lại bằng cách tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol, do đó giúp hạ cholesterol máu.
Các loại thực phẩm giúp cải thiện tình trạng mỡ máu cao
Chế độ dinh dưỡng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với người bệnh mỡ máu cao. Dưới đây là các loại thực phẩm giúp cải thiện tình trạng mỡ máu cao:
- Thực phẩm có ít cholesterol: Mỡ máu cao có nguyên nhân chính từ việc ăn nhiều thực phẩm có lượng cholesterol cao như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng... Do đó, những người bị mỡ máu cao nên thay thế bằng thực phẩm có ít cholesterol như dầu thực vật, đậu nành...
- Rau xanh, hoa quả: Trong các loại rau xanh và hoa quả tươi có chứa hàm lượng chất xơ rất cao, giúp làm tăng loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Một số rau củ quả tốt cho người bị mỡ máu như: Cà tím, cải xoăn, cải xoong, táo, nấm hương...
- Các loại thịt trắng: Thịt trắng không chỉ chứa hàm lượng cholesterol thấp mà còn giúp cung cấp protein cần thiết cho cơ thể. Thay vì ăn thịt đỏ, bạn nên chuyển sang ăn các loại thịt trắng như gà, ngan, ngỗng, vịt...
- Uống nhiều nước: Người bệnh mỡ máu cao nên uống nhiều nước để giúp loại bỏ các thành phần độc hại ra khỏi cơ thể, từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh.
>>> Xem thêm: Chế độ ăn cho người máu nhiễm mỡ để kiểm soát bệnh hiệu quả!
Sử dụng thảo dược giúp hỗ trợ giảm mỡ máu
Cùng với việc sử dụng các thuốc hạ mỡ máu và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, giới chuyên gia khuyên người bị mỡ máu cao nên bổ sung thêm một số thảo dược giúp hỗ trợ giảm mỡ máu như:
- Lá sen: Theo y học cổ truyền, lá sen được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như: Cảm nắng, tiêu chảy, đau bụng... Không chỉ có vậy, lá sen còn có công dụng hỗ trợ hạ mỡ máu rất tốt. Theo nghiên cứu của giáo sư Kyung - Seok Lee và cộng sự tại Hàn Quốc, lá sen có tác dụng hiệu quả trong việc giảm cholesterol và chất béo trung tính (triglyceride).
- Tỏi: Từ xa xưa, nhiều người đã biết dùng tỏi để cải thiện tình trạng mỡ máu cao. Theo đông y, tỏi có khả năng làm giảm cholesterol toàn phần và chất béo trung tính, hỗ trợ hạ mỡ máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Hoàng bá: Trong hoàng bá có chứa thành phần chính là Berberin giúp làm giảm hấp thu cholesterol vào trong máu và tăng tiêu thụ cholesterol. Do đó, hoàng bá có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ giảm mỡ máu.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các triệu chứng mỡ máu cao cũng như nguyên nhân, biến chứng và các biện pháp hạ mỡ máu hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về thuốc giảm mỡ máu, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn.