Xơ vữa động mạch là bệnh lý nguy hiểm ở người cao tuổi do thường diễn biến âm thầm cho đến khi trở nặng. Hậu quả là dẫn đến tình trạng đau tim, đột quỵ, tàn tật, thậm chí tử vong. Để hiểu thêm về bệnh và có hướng dự phòng, điều trị thích hợp, không thể bỏ qua bài viết sau đây.
Bệnh xơ vữa động mạch là gì?
Xơ vữa động mạch là tình trạng thành mạch máu dày và cứng lên bởi các mảng xơ vữa (hình thành từ cholesterol, chất béo, canxi, fibrin). Đây là nguyên nhân khiến lòng mạch hẹp hơn và gây cản trở lưu thông máu đến các cơ quan.
Xơ vữa động mạch thường xảy ra ở động mạch lớn và vừa như động mạch cảnh, động mạch vành và động mạch ngoại biên. Vì vậy, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim, thiếu máu lên não, bệnh mạch máu ngoại biên…
Đối tượng có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi. Tuy nhiên, một số đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn như:
- Người huyết áp cao.
- Bị rối loạn mỡ máu.
- Thừa cân béo phì.
- Bị tiểu đường.
- Người mà gia đình có tiền sử bệnh tim mạch.
- Stress.
- Hút thuốc lá.
- Ít vận động.
- Chế độ ăn nhiều đường, nhiều mỡ, lạm dụng đồ uống có cồn.
Nếu bạn có một trong số những đặc điểm trên, cần thường xuyên thăm khám, theo dõi sức khỏe định kỳ để dự phòng bệnh hiệu quả.
Người cao tuổi mắc bệnh lý nền có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch
Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch phổ biến
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh xơ vữa động mạch được xác định bao gồm:
- Tuổi già: Khi về già, khả năng đàn hồi của thành mạch máu giảm dần khiến thành mạch trở nên xơ cứng.
- Đái tháo đường, mỡ máu, suy thận: Bệnh lý chuyển hóa mạn tính gây rối loạn lipid máu - nguyên nhân chính hình thành mảng xơ vữa.
- Tăng huyết áp: Áp lực trong lòng mạch cao làm tổn thương lớp nội mô, khiến các phân tử lipoprotein dễ bám dính vào, tạo thành mảng xơ vữa.
- Chế độ ăn thiếu lành mạnh: Đồ ăn nhiều đường, nhiều chất béo xấu làm tăng lượng cholesterol toàn phần, dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa lắng đọng trên thành mạch.
- Hút thuốc: Hút thuốc lá là nguyên nhân làm hỏng thành mạch máu, gây giảm HDL-cholesterol, tăng sự tích tụ của LDL-cholesterol yếu tố cấu thành mảng xơ vữa.
>>> Xem thêm: Bệnh mỡ máu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị!
Triệu chứng bệnh xơ vữa động mạch điển hình
Xơ vữa động mạch giai đoạn đầu thường chưa có triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng sẽ có sự khác nhau theo loại động mạch bị xơ vữa. Có 4 loại xơ vữa động mạch phổ biến là: Xơ vữa mạch vành, xơ vữa mạch cảnh, xơ vữa mạch ngoại biên và xơ vữa mạch thận.
Triệu chứng bệnh xơ vữa động mạch thường gặp
Triệu chứng của mỗi loại xơ vữa động mạch bao gồm:
Phân loại | Mô tả | Triệu chứng |
Xơ vữa mạch vành | Mạch vành là hệ thống mạch máu nuôi dưỡng tim | - Mệt mỏi - Khó thở - Đau đầu - Tê mặt - Tê liệt người |
Xơ vữa mạch cảnh | Mạch cảnh là hệ thống mạch cấp máu cho tuần hoàn não | - Buồn nôn - Cảm thấy lo lắng, căng thẳng - Đau, tức ngực - Ho nhiều - Xuất hiện các cơn choáng |
Xơ vữa mạch ngoại biên | Mạch ngoại biên là hệ thống mạch máu nuôi dưỡng các chi (chân, tay) | - Vết thương ở các chi lâu lành - Cảm thấy đau khi hoạt động chân tay - Bị chuột rút ở các cơ bắp với mức độ thường xuyên |
Xơ vữa mạch thận | Mạch thận là hệ thống mạch máu nuôi dưỡng thận | - Ăn mất ngon - Phù tay và chân - Khó tập trung |
Biến chứng của xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tùy thuộc vào vị trí động mạch bị xơ vữa:
Biến chứng do xơ vữa động mạch vành:
- Nhồi máu cơ tim.
- Đột quỵ.
- Suy tim.
- Phình mạch.
Biến chứng do xơ vữa động mạch cảnh:
- Mất thị lực.
- Liệt nửa người.
- Đột quỵ.
Biến chứng do xơ vữa động mạch ngoại biên:
- Rối loạn chức năng vận động.
- Hoại tử chi.
- Cắt bỏ các chi.
Biến chứng do xơ vữa động mạch thận:
- Suy thận.
- Cơ thể suy yếu.
- Tử vong.
Hướng dẫn dự phòng bệnh xơ vữa động mạch
Để dự phòng bệnh xơ vữa động mạch, cần thực hiện các biện pháp:
- Thay đổi chế độ ăn uống: Hạn chế ăn thực phẩm có lượng chất béo bão hòa và năng lượng cao như đồ ăn nhanh, thực phẩm giàu tinh bột, giàu đường, thịt đỏ... Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu chất xơ như rau, trái cây và các thực phẩm giàu đạm thực vật như cá, gia cầm…
- Tập thể dục thường xuyên: Có thể lựa chọn các môn thể thao như đi bộ, chạy, đạp xe, bơi lội…
- Bỏ thuốc lá.
- Hạn chế uống rượu, bia.
- Giữ tinh thần vui tươi, lành mạnh, tránh stress.
Ngoài ra, cần tích cực điều trị, cải thiện các bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì… để giảm thiểu nguy cơ xơ vữa động mạch.
>>> Xem thêm: Bí quyết giúp giảm cholesterol an toàn, hiệu quả. XEM NGAY!
Điều trị xơ vữa động mạch hiệu quả
Sau khi nhận chẩn đoán xơ vữa động mạch, cần tiến hành điều trị ngay theo hướng dẫn từ bác sĩ. Có 4 phương pháp được sử dụng kết hợp trong điều trị xơ vữa động mạch.
Sử dụng thuốc tây trong điều trị xơ vữa động mạch
Trong điều trị xơ vữa động mạch, thuốc tây được sử dụng với mục đích làm chậm tiến triển của bệnh, giảm ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của cơ thể.
Thuốc tây giúp làm chậm tiến triển của bệnh xơ vữa động mạch
Các nhóm thuốc sử dụng bao gồm:
- Thuốc giảm cholesterol: Là nhóm thuốc có tác dụng giảm LDL-cholesterol, giúp làm chậm và ngăn chặn quá trình tích tụ cholesterol trong lòng động mạch. Ngoài ra, thuốc còn làm tăng lượng HDL-cholesterol, đem lại hiệu quả trong điều trị. Hoạt chất thuộc nhóm thuốc giảm cholesterol bao gồm statin và fibrate.
- Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Giúp giảm khả năng tiểu cầu bị vón cục trong lòng các động mạch xơ vữa. Xơ vữa động mạch kèm tiểu cầu vón cục sẽ làm tăng sự tắc nghẽn mạch, giảm khả năng lưu thông máu. Hoạt chất được sử dụng phổ biến trong nhóm này là aspirin.
- Thuốc ức chế thụ thể beta: Với tác dụng làm giảm nhịp tim, huyết áp, thuốc chẹn beta được chỉ định trong bệnh động mạch vành với mục đích giảm triệu chứng đau thắt ngực cũng như cải thiện vấn đề về nhịp tim. Hoạt chất thuộc nhóm chẹn beta gồm atenolol, propranolol...
- Thuốc chẹn kênh canxi: Được chỉ định giúp giảm huyết áp cho bệnh nhân xơ vữa động mạch do tăng huyết áp. Một số trường hợp, thuốc còn được sử dụng để giảm đau thắt ngực. Amlodipine, felodipine, nifedipine… là những hoạt chất phổ biến trong nhóm.
- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin: Với vai trò làm chậm quá trình xơ vữa động mạch thông qua việc hạ huyết áp, thuốc ức chế men chuyển giúp ngăn ngừa hẹp động mạch. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng giảm nguy cơ đau tim tái phát. Một số thuốc ức chế men chuyển phổ biến: Captopril, perindopril, enalapril...
- Thuốc lợi tiểu: Giúp giảm huyết áp - một trong những yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch. Thuốc lợi tiểu được sử dụng nhiều gồm: Chlorothiazide, Chlorthalidone, Hydrochlorothiazide…
- Ngoài ra, nếu mắc kèm tiểu đường, mỡ máu… bạn sẽ được chỉ định thêm thuốc điều trị các bệnh lý nền giúp cải thiện nguyên nhân.
Thuốc đông y hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch an toàn
Ngoài sử dụng thuốc tây, đông y cũng giúp hỗ trợ kiểm soát và điều trị xơ vữa động mạnh hiệu quả. Một số thảo dược đông y dễ tìm và đem lại hiệu quả cao trong cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch như:
- Lá sen: Chiết xuất lá sen giúp làm giảm LDL cholesterol - nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch và giảm lượng lipid toàn phần. Ngoài ra còn giúp giảm chất béo trung tính (triglyceride) là nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu. Tác dụng này đã được chứng minh thông qua nghiên của Kyung-Seok Lee và Liyoung Lee thực hiện tại Hàn Quốc (năm 2011).
Thuốc đông y giúp hỗ trợ kiểm soát tình trạng xơ vữa động mạch
- Tỏi: Thành phần allicin trong tỏi có tác dụng giảm lượng LDL- cholesterol.
- Trà xanh: Chất chống oxy hóa EGCG trong trà xanh thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương tại niêm mạc động mạch và hạn chế hình thành mảng xơ vữa.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ vữa động mạch
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục và kiểm soát bệnh xơ vữa động mạch. Một số nguyên tắc trong xây dựng thực đơn bao gồm:
- Bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh.
- Tăng sử dụng thực phẩm giàu acid béo tốt (omega-3) như cá biển, đậu nành, các loại hạt…
- Nên ăn thịt trắng, cá và protein thực vật như thịt lợn, trứng, đậu phụ…
- Nên sử dụng dầu thực vật như dầu oliu, dầu gạo lứt...
- Hạn chế sử dụng thức ăn, đồ uống có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, nước ngọt...
- Hạn chế ăn mặn.
- Không nên ăn thực phẩm giàu chất béo xấu như mỡ lợn, dầu dừa...
- Hạn chế sử dụng thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu...).
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia) và chất kích thích (cafe).
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bệnh nhân xơ vữa động mạch
Chế độ sinh hoạt giúp kiểm soát bệnh hiệu quả
Bệnh nhân xơ vữa động mạch cần cải thiện sức khỏe thông qua vận động và xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý như:
- Bỏ hút thuốc.
- Kiểm soát cân nặng.
- Kiểm soát căng thẳng.
- Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày. Nên duy trì 6 ngày/tuần và tối thiểu 3 tháng để cảm nhận hiệu quả.
- Lựa chọn môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe theo khuyến cáo của bác sĩ. Các môn tập mức độ nhẹ như đi bộ, yoga. Môn tập có cường độ luyện tập nặng hơn như chạy bộ, bơi lội, nâng tạ...
Bên cạnh đó, việc theo dõi các chỉ số sức khỏe định kỳ như chỉ số mỡ máu, chỉ số đường huyết, chỉ số BMI, chỉ số huyết áp... sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe và từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.
Xơ vữa động mạch là bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm với sức khỏe. Cần chủ động phòng ngừa và điều trị bằng cách kết hợp các biện pháp dự phòng, kiểm soát phù hợp để có một sức khỏe tốt. Nếu bạn đọc còn câu hỏi, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất.
Tài liệu tham khảo: researchgate.net, mayoclinic.org, webmd.com, healthline.com, nhs.uk