Cholesterol là chất béo đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của cơ thể. Nếu hàm lượng cholesterol vượt qua ngưỡng an toàn của cơ thể sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Vì vậy, để giảm cholesterol an toàn và hiệu quả, đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, theo dõi ngay bài viết sau đây!

Thuốc giảm cholesterol

Trong số các biện pháp giảm cholesterol, sử dụng thuốc là biện pháp đem lại hiệu quả nhanh chóng, được các chuyên gia y tế khuyên dùng. Statin được biết tới là nhóm thuốc làm hạ cholesterol máu được sử dụng phổ biến nhất.

Statin có tác dụng hạ cholesterol thông qua 2 cơ chế:

  • Ức chế enzym cần thiết để sản xuất cholesterol.
  • Giảm các mảng bám hình thành trong lòng động mạch từ cholesterol.

Nhờ tác dụng hạ cholesterol máu, statin có khả năng làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ trên bệnh nhân mỡ máu cao.

Trên thị trường hiện nay có nhiều hoạt chất thuộc nhóm statin như: Simvastatin, Fluvastatin, Lovastatin, Atorvastatin, Pitavastatin, Rosuvastatin,…. Mỗi hoạt chất sẽ có vô số các biệt dược được sản xuất với dạng bào chế cũng như liều dùng khác nhau. Để lựa chọn được chế phẩm statin phù hợp trong giảm cholesterol cần căn cứ vào tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân. Người bệnh tuyệt đối không sử dụng thuốc hạ cholesterol máu khi không có hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Thực phẩm nào giúp giảm cholesterol?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, xây dựng một chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp giảm và duy trì lượng cholesterol ở ngưỡng an toàn với cơ thể. Dưới đây là một số thực phẩm giúp kiểm soát lượng cholesterol mà bạn nên bổ sung ngay vào chế độ ăn hàng ngày.

nhung-thuc-pham-giup-giam-cholesterol-hieu-qua-ban-can-biet.webp

Những thực phẩm giúp giảm cholesterol hiệu quả bạn cần biết

Bột yến mạch trong hỗ trợ giảm cholesterol

Bột yến mạch là một trong những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm cholesterol được nhiều người bệnh mỡ máu lựa chọn. Trong yến mạch có chứa lượng chất xơ hòa tan cao, giúp giảm đáng kể lượng LDL (cholesterol xấu) thông qua làm giảm hấp thu cholesterol vào máu. Bên cạnh đó, chất xơ trong yến mạch còn có tác dụng giảm thiểu nguy cơ của các bệnh lý liên quan đến tim mạch và tiểu đường type II.

Yến mạch nên được sử dụng thay thế cho bữa sáng hàng ngày trong chế độ ăn giảm cholesterol. Để việc sử dụng yến mạch không nhàm chán, bạn có thể kết hợp cùng sữa chua, sinh tố hoa quả hoặc dùng trong các món nướng.

>>> XEM THÊM: Ldl cholesterol trong xét nghiệm mỡ máu là gì?

Giảm cholesterol bằng nước cam ép

Cam là một trong những trái cây được biết đến với tác dụng hạ cholesterol nhờ sự hiện diện của hàm lượng cao vitamin C, các hợp chất flavonoid và folate. Theo một số nghiên cứu từ Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ, nước ép cam giúp cải thiện rối loạn lipid máu trên bệnh nhân có mức cholesterol trong máu tăng vọt.

nuoc-ep-cam-co-tac-dung-giam-cholesterol-dang-ke.webp

Nước ép cam có tác dụng giảm cholesterol đáng kể

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, để giảm lượng cholesterol, bạn có thể uống 2-3 ly nước cam ép. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng tăng cân, người bệnh nên uống  nước cam ép tươi và không pha thêm đường.

Cá hồi giúp hạ cholesterol

Acid béo omega-3 trong cá hồi được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa cholesterol cao thông qua tác động làm tăng nhẹ HDL (cholesterol tốt) và giảm LDL (cholesterol xấu). Ăn 2-3 bữa cá hồi/tuần có tác dụng bảo vệ tim mạch thông qua việc giảm chất béo trung tính triglyceride trong máu từ đó ngăn ngừa tình trạng nhịp tim bất thường. Ngoài cá hồi, một số loại cá béo khác cũng giúp làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể như: Cá trình, cá thu, cá mòi, cá ngừ,...

Đậu nành và các sản phẩm đậu nành

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, bột đậu nành,… cung cấp nguồn protein thực vật thiết yếu cho người bị cholesterol cao.

su-dung-dau-nanh-va-cac-san-pham-dau-nanh-trong-ha-cholesterol.webp

Sử dụng đậu nành và các sản phẩm đậu nành trong hạ cholesterol

Sử dụng đậu nành không giúp giảm lượng lớn nồng độ cholesterol toàn phần nhưng lại hiệu quả trong việc giảm nồng độ LDL trong cơ thể. Bên cạnh đó, đậu nành là thực phẩm giàu protein với hàm lượng chất xơ, chất béo không bão hòa, vitamin và khoáng chất cao cũng như nồng độ chất béo bão hòa thấp. Đây là một trong những thực phẩm với nhiều ưu điểm nổi trội, bệnh nhân có hàm lượng cholesterol cao cần tham khảo bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Trà xanh có giúp giảm cholesterol?

Trà xanh là đồ uống đem lại hiệu quả cao trong giảm cholesterol toàn phần và LDL cholesterol. Thành phần của trà xanh chứa nhiều hợp chất có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch. Đặc biệt là thành phần catechin có công dụng ức chế sự tổng hợp,  hấp thụ cholesterol và ngăn ngừa cục máu đông.

Nên sử dụng 3-4 tách trà xanh hàng ngày và duy trì trong thời gian đủ dài để đạt được hiệu quả mong muốn.

Tỏi giúp cải thiện cholesterol máu?

Tỏi được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một gia vị nấu ăn và thảo dược dùng làm thuốc. Thành phần của tỏi gồm các hoạt chất đã được nghiên cứu có hiệu quả giảm huyết áp, cholesterol toàn phần và LDL cholesterol.

Nên ăn 2-3 tép tỏi sống mỗi ngày khi dạ dày đang rỗng. Trường hợp không ăn được tỏi sống, bạn có thể dùng tỏi tươi kết hợp trong salad hoặc các món ăn liên quan. Việc sử dụng các chế phẩm chứa tỏi để hạ cholesterol máu cần tham khảo thêm ý kiến từ chuyên gia y tế.

thanh-phan-cua-toi-da-duoc-chung-minh-co-tac-dung-cai-thien-cholesterol-mau.webp

Thành phần của tỏi đã được chứng minh có tác dụng cải thiện cholesterol máu

Giảm cholesterol bằng trà lá sen

Trà lá sen được biết đến có khả năng giảm cholesterol rất hiệu quả. Nghiên cứu khoa học được thực hiện tại Hàn Quốc bởi Kyung-Seok Lee và Liyoung Lee (2011) đã cho ra kết quả: Chiết xuất lá sen giúp làm giảm lượng lipid toàn phần, cholesterol và chất béo trung tính (triglyceride). Lá sen cần được phơi khô sau đó hãm với nước sôi để uống hàng ngày.

Ngoài ra, còn nhiều thực phẩm cũng có tác dụng hạ cholesterol khác như: Cacao, quả bơ, các loại rau xanh,... Để có được một thực đơn phù hợp, người bệnh cần tìm hiểu kỹ càng và tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia.

>>> XEM THÊM: Công thức tính cholesterol toàn phần

Hạn chế sử dụng các thực phẩm làm tăng cholesterol

Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bệnh nhân có hàm lượng cholesterol cao cũng cần lưu ý hạn chế sử dụng các thực phẩm làm tăng cholesterol như:

  • Thực phẩm chứa chất béo bão hòa: Bơ, thịt, dầu dừa, dầu cọ và một số chế phẩm có nguồn gốc từ sữa như phô mai, sữa ít béo, sữa nguyên chất,…
  • Thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa: Mì ăn liền, các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng sẵn có chiên rán (gà rán, thịt rán, quẩy nóng),...
  • Thực phẩm giàu cholesterol: Lòng đỏ trứng gà, thịt động vật có vỏ,…
  • Thực phẩm từ các nguyên liệu tinh chế: Bánh mì trắng, pizza, cơm, khoai tây chiên,…

Giảm cholesterol nhờ bỏ thuốc lá

Bỏ thuốc lá là một trong những biện pháp giúp cải thiện chỉ số cholesterol trong máu. Những lợi ích cơ thể sẽ được hưởng sau khi bỏ thuốc lá có thể kể đến như: 

  • Huyết áp, nhịp tim tăng đột biến khi hút thuốc lá sẽ về mức bình thường trong khoảng 20 phút sau khi ngừng hút thuốc.
  • Tuần hoàn máu và chức năng của phổi sẽ bắt đầu cải thiện trong vòng 3 tháng sau khi bỏ thuốc.
  • Trong vòng 1 năm kể từ ngày bỏ thuốc lá, nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch chỉ bằng ½ so với người hút thuốc.

nguoi-co-ham-luong-cholesterol-cao-khong-nen-hut-thuoc-la.webp

Người có hàm lượng cholesterol cao không nên hút thuốc lá 

Tập luyện thể thao giúp giảm cholesterol

Tập luyện thể dục thể thao giúp thúc đẩy quá trình giảm cholesterol thông qua việc tăng HDL cholesterol. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, mỗi ngày bạn nên dành tối thiểu 30 phút để tập thể dục với tần suất 5 lần/tuần để có thể giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.

Việc tập thể dục mỗi ngày bạn có thể kết hợp giữa nhiều hình thức như đi bộ, đi xe đạp hoặc chơi một môn thể thao yêu thích. Tuy nhiên, quá trình này cần thực hiện đều đặn và kiên trì để có thể đem lại được hiệu quả tốt nhất. 

Giảm cholesterol trên bệnh nhân có hàm lượng cholesterol máu cao cần sự kiên trì và phối hợp giữa nhiều biện pháp. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, kết hợp sử dụng thảo dược là những biện pháp hạ cholesterol hiệu quả, an toàn mà bạn nên bắt đầu tiến hành ngay từ hôm nay. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về các biện pháp giảm cholesterol, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

Tài liệu tham khảo: Webmd.com, Sciencedaily.com, health.havard.edu, ncbi.nlm.nih.gov, sciencedirect.com