Cholesterol toàn phần là một trong các chỉ số mỡ máu cần được kiểm tra để đánh giá tình trạng bệnh máu nhiễm mỡ của bạn. Nếu cholesterol toàn phần tăng quá cao, nó sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy, cholesterol toàn phần là gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Cholesterol là gì?
Trước đây, khi nghe đến cholesterol, chúng ta thường nghĩ ngay rằng, nó là xấu nhưng sự thật không phải như vậy. Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ hơn cholesterol là gì?
Cholesterol là một chất béo được tìm thấy trong tất cả các tế bào của cơ thể. Gan tạo ra cholesterol và nó cũng có trong một số loại thực phẩm, chẳng hạn như thịt và các sản phẩm từ sữa. Cơ thể bạn cần một số cholesterol để hoạt động bình thường. Cholesterol dư thừa không được cơ thể bạn sử dụng sẽ tích tụ trong thành mạch máu, gây tắc nghẽn và làm tăng nguy cơ bị bệnh tim.
Cholesterol là gì?
Cholesterol toàn phần là gì và những điều bạn cần biết
Cholesterol toàn phần là gì là thắc mắc của hầu hết mọi người khi tìm hiểu về cholesterol và bệnh mỡ máu. Hiểu về chỉ số này sẽ giúp bạn đánh giá tình hình bệnh, từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn.
Cholesterol toàn phần là gì?
Cholesterol toàn phần là lượng cholesterol tổng thể được tìm thấy trong máu của bạn. Nó bao gồm lipoprotein mật độ thấp (LDL), lipoprotein mật độ cao (HDL) và triglycerid.
Để đo được cholesterol toàn phần, bạn cần cung cấp một mẫu máu được lấy sau khi đã nhịn ăn (không ăn bất cứ thứ gì và chỉ uống nước) trong vòng 9 - 12 giờ. Chỉ số cholesterol toàn phần của bạn được tính bằng phương trình: Mức HDL + mức LDL + 20% mức chất béo trung tính của bạn.
Cholesterol LDL
Cholesterol LDL có thể tích tụ trên thành động mạch và gây ra bệnh xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ bị bệnh tim, đột quỵ. Đó là lý do tại sao cholesterol LDL được gọi là cholesterol "xấu". Lượng cholesterol LDL càng thấp, nguy cơ bị bệnh càng giảm. Nếu LDL của bạn từ 190 trở lên, nó được coi là rất cao. Chuyên gia của bạn có thể sẽ đề nghị sử dụng thuốc điều trị kết hợp với lối sống lành mạnh.
Cholesterol HDL
Khi nói đến cholesterol HDL - cholesterol "tốt" tức là chỉ số này càng cao sẽ càng có lợi. Điều này là do cholesterol HDL bảo vệ cơ thể, chống lại bệnh tim bằng cách thải loại cholesterol "xấu" ra khỏi máu và giữ cho nó không tích tụ trong động mạch.
Triglycerid
Triglycerid là chất béo trung tính trong máu, khi thức ăn đi vào cơ thể chuyển hóa thành năng lượng nuôi cơ thể, phần còn dư thừa sẽ biến thành triglycerid tích lũy ở các tế bào chất béo có mặt trong khắp cơ thể.
Vai trò của cholesterol toàn phần là gì?
Cholesterol có bốn chức năng chính, mà nếu không có chúng thì chúng ta không thể tồn tại, đó là:
- Góp phần vào cấu trúc thành tế bào
- Tạo ra các axit mật tiêu hóa trong ruột
- Cho phép cơ thể sản xuất vitamin D
- Cho phép cơ thể tạo ra một số kích thích tố nhất định
Cholesterol toàn phần bao nhiêu là cao?
Kết quả thử nghiệm cho tổng cholesterol được biểu thị bằng miligam trên một decilít (mg/dL) máu và được tính như sau:
Chỉ số định lượng cholesterol toàn phần của bạn phản ánh nguy cơ mắc bệnh tim. Nói chung, mức độ càng cao, nguy cơ bạn bị các bệnh tim mạch càng lớn.
Hậu quả nếu cholesterol toàn phần tăng cao
Bản thân cholesterol không phải là xấu. Cơ thể bạn cần cholesterol để hoạt động ổn định. Tuy nhiên, nếu cholesterol tăng quá cao, nó có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của bạn.
Hệ thống tim mạch và tuần hoàn
Khi bạn có quá nhiều cholesterol LDL trong cơ thể, nó có thể tích tụ trong động mạch của bạn, làm tắc nghẽn động mạch vành, từ đó làm gián đoạn dòng máu giàu oxy đến cơ tim, gây đau ngực, đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại biên (PAD),…
Hệ thống nội tiết
Hormone cũng có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol của cơ thể bạn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi nồng độ estrogen tăng trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, mức cholesterol HDL cũng tăng lên và cholesterol LDL giảm. Điều này có thể là một trong những lý do tại sao một người phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên sau mãn kinh, khi nồng độ estrogen giảm xuống.
Hệ thần kinh
Bộ não chứa khoảng 25% lượng cholesterol toàn phần của cơ thể. Chất béo này rất cần thiết cho sự phát triển và bảo vệ các tế bào thần kinh, giúp não bộ giao tiếp với phần còn lại của cơ thể. Cholesterol dư thừa trong động mạch có thể dẫn đến đột quỵ - sự gián đoạn trong lưu lượng máu làm hỏng các bộ phận của não, dẫn đến mất trí nhớ, chuyển động, khó nuốt, nói và các chức năng khác.
Lượng cholesterol trong máu cao cũng có liên quan đến sự mất trí nhớ và chức năng tâm thần. Cholesterol trong máu cao có thể đẩy nhanh sự hình thành các mảng beta-amyloid, chất lắng đọng protein dính làm tổn thương não ở những người bị bệnh Alzheimer.
Hệ thống tiêu hóa
Trong hệ thống tiêu hóa, cholesterol rất cần thiết cho việc sản xuất mật - một chất giúp cơ thể của bạn phân hủy thực phẩm và hấp thu chất dinh dưỡng trong ruột. Nhưng nếu bạn có quá nhiều cholesterol trong mật, có thể sẽ hình thành sỏi trong túi mật.
Cách giảm cholesterol, cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ hiệu quả
- Tập thể dục: Hoạt động thể chất giúp bạn giảm cân và tăng mức HDL. Hãy cố gắng tập 30 - 60 phút mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng, vừa phải.
- Ăn nhiều chất xơ: Thay thế bánh mì trắng và mì ống với ngũ cốc nguyên hạt.
- Ăn chất béo lành mạnh: Dầu ô liu, bơ và các loại hạt đều có chất béo không làm tăng LDL của bạn.
- Hạn chế lượng cholesterol: Giảm lượng thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như phô mai, sữa nguyên chất và thịt đỏ có hàm lượng chất béo cao.
- Bỏ hút thuốc.
Không biết chỉ số mỡ máu của bạn là bao nhiêu? Bạn có bệnh lý gì kèm theo như huyết áp cao, tiểu đường hay không? Bạn nên dùng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe LipidCleanz như sau:
- Uống 6 viên/ ngày, chia làm 2 lần. Sau khi lipid máu ổn định, dùng 2-4 viên/ngày, chia làm 2 lần.
- Nên uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.
- Nên uống theo đợt từ 3-6 tháng để có kết quả tốt.
Thân mến,
Không biết bạn hay người nhà có bệnh lý về mỡ máu? Lá sen là vị thuốc rất thông dụng có tác dụng giảm béo và chống xơ vữa động mạch, do trong lá có nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt. Tuy nhiên sử dụng lá sen không có liều lượng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như trường hợp người thể hàn uống vào cũng ngủ được nhưng về lâu dài sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Nếu sử dụng lá sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý là làm giảm ham muốn tình dục. Để có thể hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn đó bạn tham khảo sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe LIPIDCLEANZ hỗ trợ giảm hỗ trợ giảm cholesterol máu, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó bạn nên có chế độ sinh hoạt hợp lý như kiêng rượu bia, chất kích thích, cafe,... ăn nhiều rau củ quả, kiêng dầu mỡ và nội tạng động vật. Hạn chế ăn đêm, ăn nhạt. Chỉ cần thường xuyên đi khám bệnh, ăn uống điều độ và kết hợp điều trị kịp thời bạn sẽ nhanh xóa bỏ căn bệnh này ra khỏi cơ thể. Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Chỉ số cholesterol 3.07 là trong mức bình thường bạn nhé. Bạn yên tâm nhé!
Chúc bạn sức khỏe!
Không biết người nhà bạn có bệnh lý gì kèm theo như huyết áp cao, tiểu đường hay không? Nguyên nhân gây ra bệnh máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ là do rối loạn chuyển hóa lipid trong cơ thể. Bệnh lý mỡ máu gây ra những biểu hiện như mệt mỏi, suy nhược, tê bì chân tay. Lương mỡ máu tăng cao thường bác sĩ cho bệnh nhân sử dụng thuốc để hạ lương mỡ dư thừa. Tuy nhiên rất nhiều bệnh nhân không thể sử duốc tây y do nguyên nhân gặp phải tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Hiện nay có nhiều sản phẩm thảo dược đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý mỡ máu cao. Bạn có thể tham khảo sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz hỗ trợ giảm hỗ trợ giảm cholesterol máu, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó người nhà bạn nên có chế độ sinh hoạt hợp lý như kiêng rượu bia, chất kích thích, cafe,... ăn nhiều rau củ quả, kiêng dầu mỡ và nội tạng động vật. Hạn chế ăn đêm, ăn nhạt. Chỉ cần thường xuyên đi khám bệnh, ăn uống điều độ và kết hợp điều trị kịp thời người nhà bạn sẽ nhanh xóa bỏ căn bệnh này ra khỏi cơ thể.
Chúc bạn sức khỏe.