Rối loạn mỡ máu là bệnh lý phổ biến và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Những thông tin đầy đủ nhất về rối loạn mỡ máu bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng nguy hiểm cùng cách điều trị hiệu quả sẽ được cập nhật đầy đủ trong bài viết sau đây.

Rối loạn mỡ máu là bệnh gì?

Rối loạn mỡ máu hay rối loạn chuyển hóa lipid máu là bệnh lý đặc trưng bởi sự gia tăng bất thường của các thành phần mỡ máu xấu và giảm thành phần mỡ máu tốt, bao gồm:

  • Cholesterol toàn phần.
  • LDL – Cholesterol (low density lipoprotein cholesterol): Lipoprotein tỷ trọng thấp (cholesterol xấu).
  • HDL – Cholesterol (High Density Lipoprotein Cholesterol): Lipoprotein tỷ trọng cao (cholesterol tốt).
  • Triglyceride.

Bệnh nhân rối loạn mỡ máu thường không có dấu hiệu nhận biết rõ rệt ở giai đoạn đầu. Vì vậy, việc xác định bệnh sẽ được đánh giá thông qua chỉ số của 4 thành phần mỡ máu, cụ thể: 

Loại mỡ máu Giá trị bình thường Trị số không tốt, gây hại tới sức khỏe
Cholesterol toàn phần < 200mg/ DL (5,2 mmol//L) > 240mg/dL (6,2 mmol/L)
LDL- cholesterol < 130mg/dL (3,3mmol/L) > 160mg/dL (4,1mmol/L)
HDL- cholesterol > 50mg/dL (2,2mmol/L) < 40mg/dL (1mmol/L)
Triglyceride <160mg/dL (1,3mmol/L) >200mg/dL (2,3mmol/L)

Bảng chỉ số mỡ máu

>>> Xem thêm: Bí quyết giúp giảm cholesterol an toàn, hiệu quả. XEM NGAY!

Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu thường gặp

Rối loạn mỡ máu là một trong số những bệnh lý phổ biến trên đối tượng người cao tuổi. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn quá nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, chất béo hay sử dụng rượu bia trong thời gian dài là nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa lipid máu.
  • Bệnh đái tháo đường: Là bệnh lý mạn tính gây giảm enzyme lipoprotein lipase từ đó làm tăng nồng độ triglyceride máu.
  • Hội chứng Cushing: Tình trạng giảm dị hóa các lipoprotein xuất hiện trong hội chứng Cushing. Chúng ảnh hưởng đến hoạt tính enzyme lipoprotein lipase - enzym có tác dụng thủy phân chất béo trung tính trong lipoprotein.
  • Tác dụng phụ của estrogen: Phụ nữ sử dụng hoạt chất estrogen thời gian dài sẽ làm tăng triglyceride do tăng tổng hợp VLDL (Very low density lipoprotein).
  • Bệnh lý liên quan đến thận: Trong hội chứng thận hư, nồng độ VLDL và LDL - Cholesterol tăng cao do gan tăng tổng hợp để bù vào lượng protein máu giảm do thải qua nước tiểu.

Ngoài các nguyên nhân trên, đôi khi tình trạng rối loạn mỡ máu sẽ xuất hiện trên đối tượng có liên quan đến yếu tố di truyền, đột biến gen với tỷ lệ thấp.

Roi-loan-mo-mau-co-nguyen-nhan-do-dau?

Rối loạn mỡ máu có nguyên nhân do đâu?

Triệu chứng điển hình của bệnh rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu thường diễn ra một cách âm thầm. Các trường hợp bệnh lý đã tiến triển trong thời gian dài sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Các triệu chứng liên quan đến tim mạch: Đau thắt ngực, khó thở, cảm giác nặng ngực, đau lan ra 2 cánh tay và sau lưng. Tình trạng này xảy ra do lượng mỡ dư thừa tích tụ lâu ngày tạo thành mảng bám vào thành mạch, khiến máu kém lưu thông, đặc biệt là ở tim.
  • Hoa mắt chóng mặt: Nguyên nhân do sự xuất hiện của các mảng xơ vữa tập trung ở khu vực não bộ (động mạch cảnh) làm giảm lưu lượng máu lên não, xuất hiện tình trạng đau đầu, chóng mặt.
  • Tê bì, lạnh chân tay: Đây là triệu chứng thường gặp trên nhiều bệnh nhân do mảng xơ vữa tập trung tại các động mạch chi, gây cản trở tuần hoàn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tình trạng ăn uống đầy bụng, khó tiêu do gan, tụy chịu ảnh hưởng bởi lượng mỡ máu tăng cao trong thời gian dài.

Cần tiến hành thăm khám ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa nếu xuất hiện một trong số các triệu chứng bệnh trên để phát hiện bệnh lý kịp thời. 

Nhung-trieu-chung-giup-nhan-biet-roi-loan-mo-mau

Những triệu chứng giúp nhận biết rối loạn mỡ máu

Biến chứng nguy hiểm của rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống các cơ quan của cơ thể. Một số biến chứng có nguy cơ cao trên bệnh nhân rối loạn mỡ máu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bao gồm:

Biến chứng xơ vữa động mạch 

Lượng mỡ dư thừa khi bị rối loạn mỡ máu tích tụ trong thời gian dài tạo thành các mảng xơ vữa tại thành động mạch, làm giảm thể tích của lòng mạch. Tình trạng này khiến lượng máu lưu thông trong cơ thể bị cản trở hoặc tắc nghẽn hoàn toàn, gây xơ vữa động mạch.

Nguoi-benh-roi-loan-mo-mau-co-nguy-co-cao-bi-xo-vua-dong-mach

Người bệnh rối loạn mỡ máu có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch

Biến chứng nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là một trong những biến chứng rối loạn mỡ máu nguy hiểm, đặc biệt với bệnh nhân bị bệnh mạch vành. Các mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành ngày một dày lên, có thể nứt vỡ tạo thành cục máu đông làm tắc nghẽn hoàn toàn lòng mạch. Điều này khiến cho cơ tim bị hoại tử do không được cung cấp đủ máu, gây ra các cơn đau thắt ngực cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh.

>>> Xem thêm: Chế độ ăn cho người máu nhiễm mỡ để kiểm soát bệnh hiệu quả!

Tai biến mạch máu não trên bệnh nhân rối loạn mỡ máu

Tai biến mạch máu não xảy ra do động mạch cảnh bị tắc nghẽn bởi các mảng xơ vữa khiến máu không lưu thông được lên não, dẫn đến tai biến rất nguy hiểm. Cơn tai biến mạch máu não trên bệnh nhân rối loạn mỡ máu có thể kéo theo các ảnh hưởng nghiêm trọng khác như: Mất thị lực đột ngột, liệt nửa người, mất trí nhớ,...

Tai-bien-mach-mau-nao-la-bien-chung-nguy-hiem-cua-roi-loan-mo-mau

Tai biến mạch máu não là biến chứng nguy hiểm của rối loạn mỡ máu

Biến chứng tăng huyết áp

Các mảng xơ vữa hình thành gây hẹp động mạch, khiến máu kém lưu thông. Máu chảy yếu khiến tim phải làm việc nhiều hơn và làm tăng áp lực lên thành mạch, dẫn đến tình trạng huyết áp cao ở bệnh nhân rối loạn mỡ máu. 
Ngoài ra, huyết áp cao cũng là một trong số những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...

Cách điều trị rối loạn mỡ máu hiệu quả

Trước những biến chứng nguy hiểm của rối loạn mỡ máu, cần nhanh chóng đưa ra hướng điều trị phù hợp để cải thiện và kiểm soát bệnh hiệu quả. Người bệnh rối loạn mỡ máu nên kết hợp giữa nhiều phương pháp để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Cac-phuong-phap-dieu-tri-roi-loan-mo-mau-hien-nay

Các phương pháp điều trị rối loạn mỡ máu hiện nay

Điều trị rối loạn mỡ máu bằng thuốc tây

Sử dụng thuốc tây trong điều trị rối loạn mỡ máu có tác dụng giảm nồng độ lipid trong máu, từ đó giúp kiểm soát các chỉ số mỡ máu hiệu quả. Một số nhóm thuốc hạ lipid máu thường dùng như:

  • Statin : Lovastatin, rosuvastatin, simvastatin, atorvastatin,...
  • Fibrate: Clofibrate, fenofibrate, gemfibrozil…
  • Chất cô lập acid mật (nhóm resin): Cholestyramin, colestipol, colesevelam,...
  • Chất ức chế hấp thu cholesterol và axit nicotinic: Ezetimibe, niacin, vitamin PP,...
  • Acid béo omega 3.

Trong các nhóm thuốc trên, statin là nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi nhất do bên cạnh tác dụng giảm mỡ máu còn làm giảm đáng kể tỷ lệ bệnh tim mạch và nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, việc lựa chọn sử dụng statin hay bất kỳ nhóm thuốc nào trong điều trị giảm lipid máu bắt buộc phải thông qua sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Sử dụng thảo dược giúp cải thiện rối loạn mỡ máu

Bên cạnh việc dùng thuốc tây, sử dụng thảo dược là biện pháp được áp dụng trong dân gian từ lâu đời và đem lại những hiệu quả tích cực trong cải thiện tình trạng mỡ máu. Một số thảo dược đem lại hiệu quả cao trong hạ lipid máu được nhiều người sử dụng như: Lá sen, tỏi, hoàng bá, atiso, trà xanh...
Trong số các thảo dược kể trên, lá sen đem lại hiệu quả cải thiện rối loạn mỡ máu rõ rệt nhất được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học lâm sàng. Nghiên cứu được thực hiện tại Hàn Quốc (2021) bởi Ah-Rong Kim và các cộng sự đã cho kết quả rằng: Chiết xuất lá sen giúp làm giảm đáng kể nồng độ triglyceride huyết tương, cholesterol toàn phần và tăng nồng độ HDL-Cholesterol.

La-sen-giup-kiem-soat-tinh-trang-roi-loan-mo-mau-hieu-qua

Lá sen giúp kiểm soát tình trạng rối loạn mỡ máu hiệu quả

Sử dụng thảo dược trong cải thiện rối loạn mỡ máu khá an toàn, người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để thấy được hiệu quả rõ rệt. Để tiện lợi hơn, người bệnh có thể lựa chọn sản phẩm viên nén thảo dược chứa cao lá sen xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn.

Xây dựng lối sống khoa học cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu

Với bệnh nhân rối loạn mỡ máu, việc xây dựng và thực hiện lối sống lành mạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Những nguyên tắc về xây dựng lối sống khoa học cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu bao gồm:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, duy trì mức năng lượng hợp lý để ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Hạn chế dung nạp thực phẩm chứa chất béo bão hòa như bơ cứng, thịt nhiều chất béo, bơ, phô mai,...
  • Nên ăn nhạt, lượng muối sử dụng mỗi ngày nên < 5g.
  • Bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày thực phẩm nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả,...
  • Chỉ sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia với lượng nhỏ.
  • Không hút thuốc lá.
  • Tập thể dục thường xuyên (đi bộ, chạy, đạp xe, yoga,...) và tối thiểu 25-30 phút mỗi ngày.

Rối loạn mỡ máu là tình trạng ngày càng phổ biến, bệnh diễn ra âm thầm và không có triệu chứng điển hình. Vì vậy, cần thường xuyên thăm khám để nhanh chóng phát hiện bệnh, từ đó có hướng điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng nguy hiểm. 
Bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về bệnh rối loạn mỡ máu. Nếu còn thắc mắc nào, hãy bình luận bên dưới để được tư vấn.
Tài liệu tham khảo: medicalnewstoday.com, healthline.com, webmd.com, mayoclinic.org, aafp.org, ncbi.nlm.nih.gov