Tình trạng máu nhiễm mỡ có quan hệ mật thiết với chế độ ăn uống. Việc xây dựng chế độ ăn cho người máu nhiễm mỡ để kiểm soát bệnh hiệu quả là vô cùng cần thiết. Lưu ngay thông tin về các thực phẩm người máu nhiễm mỡ nên và không nên sử dụng trong bài viết sau đây.

Chế độ ăn cho người máu nhiễm mỡ - Chất xơ, hoa quả tươi

Hoa quả giúp giảm nồng độ cholesterol và chất béo trong máu hiệu quả nhờ hàm lượng chất xơ cùng chất chống oxy hóa dồi dào. Chế độ ăn cho người máu nhiễm mỡ nên bổ sung thêm hoa quả mỗi ngày.

Thêm dưa leo vào trong chế độ ăn

ket-hop-dua-leo-trong-che-do-an-cua-nguoi-mau-nhiem-mo.webp

Kết hợp dưa leo trong chế độ ăn của người máu nhiễm mỡ

Dưa leo có tác dụng giải khát, thanh nhiệt và lợi tiểu rất tốt. Bổ sung dưa leo mỗi ngày sẽ giúp cải thiện chỉ số mỡ máu thông qua tác dụng tăng đào thải và giảm hấp thu cholesterol của chất xơ. Không những thế, dưa leo còn làm giảm quá trình chuyển hóa đường thành chất béo, nhờ vậy có tác dụng giảm béo đáng kể, rất phù hợp với bệnh nhân có lượng mỡ trong máu cao.

Hành tây giúp hỗ trợ giảm mỡ máu

Ngoài hỗ trợ giảm mỡ máu, hành tây còn có tác dụng cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch hiệu quả. Trong chế độ ăn hàng ngày của người máu nhiễm mỡ nên sử dụng khoảng 60g hành tây để dự phòng cholesterol máu tăng cao. 

Hiệu quả của táo trong giảm mỡ máu

Trong thành phần của táo có chứa nhiều pectin - chất xơ hòa tan trong nước. Pectin đã được nhiều nghiên cứu chứng minh về tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu. Với đặc tính của chất xơ hòa tan, pectin làm tăng độ nhớt trong đường ruột, giảm hấp thu cholesterol từ mật hoặc thực phẩm. Tuy nhiên, bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ mắc kèm bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều do trong táo chứa hàm lượng đường cao. 

Ăn chuối giúp cải thiện tình trạng mỡ máu đáng kể

chuoi-giup-cai-thien-tinh-trang-mo-mau-dang-ke.webp

Chuối giúp cải thiện tình trạng mỡ máu đáng kể

Chuối là loại trái cây khá phổ biến, được ưa chuộng vì hương thơm đặc trưng, vị ngon cùng nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ. Trong thành phần của chuối có chứa chất xơ, protein, vitamin B6, chất béo cùng các khoáng như kali, đồng, mangan,… 

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, chuối có khả năng làm giảm cholesterol. Bệnh nhân sử dụng chuối hàng ngày có thể nhận thấy sự cải thiện về chỉ số mỡ máu sau 20-30 ngày. Ngoài ra, chuối cũng được các chuyên gia y tế khuyên sử dụng trên bệnh nhân mỡ máu cao có kèm bệnh lý tăng huyết áp.

Các rau củ quả khác

Trong quá trình xây dựng chế độ ăn cho người máu nhiễm mỡ, có thể bổ sung thêm một số rau củ quả như: Các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ,…), cà rốt, cần tây, mướp đắng, súp lơ,… đặc biệt là giá đỗ để chế biến thành món ăn thường ngày giúp kiểm soát lượng mỡ trong máu.

>>> XEM THÊM: Các loại lá uống giảm mỡ máu

Sử dụng các thực phẩm chứa ít cholesterol

Máu nhiễm mỡ đồng nghĩa với lượng cholesterol tăng cao. Điều này khiến bạn luôn trăn trở về vấn đề cắt giảm hàm lượng cholesterol trong chế độ ăn hàng ngày. Mọi thứ trở nên dễ dàng hơn khi bạn thay thế các thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao bằng thực phẩm có lượng cholesterol thấp hơn như: 

  • Sử dụng bánh mì nguyên cám (bánh mì đen) thay cho bánh mì thông thường.
  • Sử dụng thịt gà tây thay vì thịt bò.
  • Thay bơ tự nhiên, dầu ăn có nguồn gốc động vật bằng dầu olive.
  • Sử dụng giấm và nước cốt chanh trong các món salad thay vì nước sốt chế biến sẵn.
  • Uống rượu vang đỏ chứ không phải là cocktails.

Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao

nguoi-bi-mo-mau-nen-han-che-su-dung-thuc-pham-co-ham-luong-cholesterol-cao.webp

Người bị mỡ máu nên hạn chế sử dụng thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao

Những thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao người bệnh mỡ máu cần hạn chế sử dụng là:

  • Lòng đỏ trứng: Là phần chứa rất nhiều cholesterol và có thể gây ra nhiều tác hại với người mỡ máu cao. 
  • Thức ăn nhanh: Tiêu biểu như sandwich, khoai tây chiên, gà rán, bánh quy bơ,… là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng lớn cholesterol, cần hạn chế sử dụng.
  • Gan động vật: Gan là cơ quan sản xuất cholesterol. Do đó, hàm lượng cholesterol trong gan động vật thường khá cao.
  • Các loại bánh nướng: Nằm trong danh sách thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao do chúng được làm từ các thành phần như trứng, sữa nguyên chất,… đều là nguyên liệu có chứa nhiều cholesterol.

>>> XEM THÊM: Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Người bị máu nhiễm mỡ nên nói “không” với đồ uống chứa cồn

Bệnh nhân máu nhiễm mỡ cần hạn chế tối đa sử dụng đồ uống chứa cồn nếu muốn cải thiện các chỉ số mỡ trong máu. Về bản chất, đồ uống chứa cồn như rượu, bia,… khi uống nhiều sẽ làm tăng lượng LDL cholesterol, khiến tình trạng máu nhiễm mỡ nặng thêm. 

Trường hợp bệnh nhân máu nhiễm mỡ vẫn tiếp tục sử dụng đồ uống chứa cồn có thể dẫn tới tình trạng xơ gan và ung thư gan do việc đào thải mỡ cũng như các chất độc hại từ rượu bia đã tạo ra những gánh nặng lớn cho lá gan.

Thảo dược giúp hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ

su-dung-thao-duoc-giup-ho-tro-dieu-tri-mau-nhiem-mo.webp

Sử dụng thảo dược giúp hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ

Bên cạnh xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người máu nhiễm mỡ, việc sử dụng thêm thảo dược có tác dụng hạ mỡ máu cũng là một trong những biện pháp được nhiều bệnh nhân tin dùng. Các vị thảo dược như lá sen, tỏi, hoàng bá,… có hiệu quả trong hỗ trợ giảm mỡ máu cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ.

Lá sen là một trong số ít vị thảo dược được thiết kế nghiên cứu chứng minh về tác dụng hạ cholesterol. Nghiên cứu thực hiện bởi giáo sư Cheng – Hsun Wu và cộng sự tại Trung Quốc đã chứng minh rằng: Dịch chiết lá sen có tác dụng giảm trọng lượng cơ thể, giảm sự tích tụ lipid và tổng hợp acid béo. Ngoài ra, dịch chiết lá sen còn được biết đến với tác dụng giảm tổng hợp cholesterol ở gan thông qua việc ức chế enzyme HMG-CoA.

Chế độ ăn cho người máu nhiễm mỡ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kiểm soát và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Cần cân nhắc kỹ trong quá trình lựa chọn thực phẩm cho mỗi bữa ăn hàng ngày để có được sức khỏe tốt nhất. Đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa cao lá sen để kiểm soát bệnh tốt nhất. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn. 

Link tham khảo: 
pubmed.ncbi.nlm.nih.gov, www.webmd.com, medicalnewstoday.com, webmd.com