Máu nhiễm mỡ là tình trạng bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ,…. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về máu nhiễm mỡ và các cách điều trị bệnh hiệu quả
Tổng quan về máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ thường xảy ra ở người trung tuổi và cao tuổi, tuy nhiên bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Do vậy, việc hiểu rõ về bệnh máu nhiễm mỡ là rất quan trọng.
Máu nhiễm mỡ là bệnh gì?
Để biết máu nhiễm mỡ là gì, chúng ta cần tìm hiểu cholesterol là gì?
Cholesterol là một loại chất béo trong máu và có vai trò quan trọng đối với việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
Máu nhiễm mỡ (cholesterol cao, mỡ máu cao) là tình trạng bệnh lý mà các chỉ số mỡ máu trong cơ thể nằm ngoài ngưỡng cho phép.
Giải thích các chỉ số mỡ máu
Dưới đây là bảng tổng hợp các chỉ số mỡ máu và giá trị chỉ số mỡ máu ở mức gây hại tới sức khỏe:
Bảng chỉ số mỡ máu
Trong đó:
- Cholesterol toàn phần là tổng LDL cholesterol + HDL cholesterol + cholesterol (Triglyceride x 0.20)
- HDL – cholesterol: Lipoprotein tỷ trọng cao, có lợi cho cơ thể.
- LDL – cholesterol: Lipoprotein tỷ trọng thấp, có hại cho cơ thể.
- Triglyceride: Chất béo trung tính, chỉ số này tăng cao sẽ gây hại cho cơ thể.
Các triệu chứng của bệnh máu nhiễm mỡ
Triệu chứng máu nhiễm mỡ lúc đầu thường không rõ ràng nên bạn dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Nốt trên da: Vùng khuỷu tay, da mắt, gót chân xuất hiện các nốt phồng màu vàng, bề mặt bóng loáng. Da vùng ngực, lưng, cổ và cánh tay nổi các nốt như sởi, mềm, màu vàng nhạt và to bằng đầu ngón tay.
- Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt: Hiện tượng này là do động mạch dẫn máu đến não bị xơ vữa, làm cho lượng máu cung cấp cho não không đủ khiến người mắc cảm thấy đau đầu, chóng mặt, hoa mắt thường xuyên.
- Chân tay lạnh, tê bì: Tình trạng này là do động mạch ngoại biên vận chuyển máu đến các chi bị xơ vữa, khiến cho các chi không được nhận đủ máu và cảm thấy tê lạnh.
- Đột quỵ: Tình trạng máu nhiễm mỡ kéo dài làm xuất hiện các mảng xơ vữa ở động mạch, gây cản trở máu lưu thông trên não. Điều này làm não thiếu oxy và dẫn tới các cơn đột quỵ.
Nếu chỉ dựa vào các biểu hiện lâm sàng thì rất khó phát hiện được bệnh máu nhiễm mỡ. Vì vậy, bạn nên xét nghiệm máu và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất có thể.
Chân tay lạnh, tê bì là dấu hiệu dễ thấy của máu nhiễm mỡ
Những nguyên nhân gây ra máu nhiễm mỡ
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng máu nhiễm mỡ, điển hình là:
- Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Việc tiêu thụ quá nhiều lượng chất béo trong bữa ăn hàng ngày được coi là nguyên nhân hàng đầu gây máu nhiễm mỡ. Đặc biệt các loại thực phẩm đóng hộp, bơ, phô mai, kem,... có hàm lượng chất béo cao. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn quá nhiều thịt bò, trứng, thịt lợn,.. do có chứa nhiều chất béo bão hòa. Nếu ăn nhiều các thực phẩm này thì nguy cơ bạn bị máu nhiễm mỡ là rất cao.
- Lười vận động: Khi lười vận động sẽ làm tăng cao nồng độ lipoprotein xấu (LDL-C) và giảm nồng độ cholesterol tốt (HDL-C), thúc đẩy nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.
- Béo phì: Người béo phì có hàm lượng cholesterol máu tăng rất cao. Đồng thời, lượng mỡ tích tụ nhiều tại bụng và các cơ quan nội tạng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và hoạt động cơ thể.
- Giới tính và tuổi tác: Nữ giới ở độ tuổi từ 15-45 thường có nồng độ mỡ máu thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, sau độ tuổi này, nồng độ hormone estrogen bị giảm nhiều làm giảm chuyển hóa chất béo. Vì vậy, nồng độ triglycerid và cholesterol xấu trong máu của nữ giới tăng cao hơn so với nam giới, dẫn đến nguy cơ bị máu nhiễm mỡ cũng cao hơn.
- Bệnh lý: Đây cũng là một nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng máu nhiễm mỡ. Người mắc các bệnh lý như tiểu đường, rối loạn hoạt động tuyến giáp,... cũng làm cho lượng mỡ trong máu tăng cao hơn.
Người lười vận động có nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Máu nhiễm mỡ nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm như: Bệnh tim mạch, đột quỵ não, cao huyết áp, tiểu đường,...
Bệnh tim mạch
Máu nhiễm mỡ được coi là kẻ thù số 1 của bệnh tim mạch. Tình trạng máu nhiễm mỡ kéo dài gây nên các mảng xơ vữa động mạch, lâu dần làm hẹp động mạch và giảm lượng máu cung cấp cho tim. Người có 2 chỉ số LDL-cholesterol và triglycerid cùng tăng thì sẽ thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch nhanh hơn. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, nguy hiểm hơn là gây đột quỵ.
Cao huyết áp
Các mảng xơ vữa do máu nhiễm mỡ khiến lòng mạch hẹp lại, thành mạch giảm đàn hồi gây tăng áp lực lên thành mạch máu. Để đảm bảo cung cấp đủ máu tới các cơ quan, tim cần tăng cường hoạt động dẫn tới tăng sức co bóp cơ tim và tăng nhịp tim. Điều này gây ra tăng huyết áp.
Đột quỵ não
Cholesterol máu tăng cao dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa ở mạch máu não. Các mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch, giảm lưu lượng tuần hoàn, gây thiếu máu não. Tình trạng nặng hơn là mạch bị tắc lại dẫn tới đột quỵ não.
Đột quỵ não là một biến chứng nguy hiểm của máu nhiễm mỡ
Bệnh tiểu đường
Người bị máu nhiễm mỡ có thể xuất hiện biến chứng tiểu đường. Mối liên quan này đã được chứng minh bởi các nhà khoa học, đặc biệt là những người có chỉ số triglycerid cao thì có nhiều nguy cơ hơn.
Các phương pháp điều trị bệnh máu nhiễm mỡ hiệu quả
Việc phát hiện và điều trị máu nhiễm mỡ kịp thời giúp sẽ bệnh nhanh được cải thiện và ngăn máu nhiễm mỡ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm.
Điều trị máu nhiễm mỡ bằng thuốc tây
Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị máu nhiễm mỡ gồm:
- Nhóm thuốc Statin: Statin khi vào cơ thể có tác dụng ức chế enzym tham gia quá trình sản xuất cholesterol, đồng thời làm giảm sự tích tụ cholesterol ở trong lòng động mạch. Do đó statin giúp hạ cholesterol máu và giảm nguy mắc các bệnh động mạch. Một số thuốc thuộc nhóm statin: Atorvastatin, lovastatin, simvastatin,...
- Nhóm thuốc Fibrat: Các thuốc fibrat làm tăng hoạt tính enzym phân hủy LDL-cholesterol và triglycerid, đồng thời tăng tổng hợp HDL-cholesterol. Do đó, thuốc có tác dụng rất tốt trong điều trị máu nhiễm mỡ. Một số thuốc fibrat: Fenofibrat, Bezafibrat,...
- Thuốc ức chế hấp thụ cholesterol Ezetimibe: Thuốc ezetimibe có tác dụng giảm hấp thu cholesterol trong thức ăn vào cơ thể. Tuy nhiên, để thuốc đạt hiệu quả cao cần kết hợp với chế độ ăn ít chất béo. Ezetimibe cũng thường được sử dụng đồng thời với các thuốc hạ mỡ máu khác.
- Nhựa gắn acid mật: Acid mật được tạo ra từ cholesterol tại gan. Do vậy, việc sử dụng nhựa gắn acid mật sẽ làm giảm lượng acid. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol, từ đó cholesterol trong máu sẽ giảm.
Các thuốc statin được dùng trong điều trị mỡ máu
>>> XEM THÊM: Rau diếp cá trị mỡ máu
Cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ nhờ thảo dược
Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị máu nhiễm mỡ, bạn nên kết hợp sử dụng thêm các thảo dược thiên nhiên để tăng hiệu quả và giảm tác dụng phụ. Cụ thể:
- Lá sen: Trong y học cổ truyền, lá sen được sử dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như: Cảm nắng, tiêu chảy, đau bụng,... Không chỉ vậy, lá sen còn có công dụng hạ mỡ máu rất tốt. Một nghiên cứu tại Hàn Quốc vào năm 2013 cho thấy, lá sen giúp giảm cholesterol toàn phần và chất béo trung tính hiệu quả, do đó giúp điều hòa tình trạng máu nhiễm mỡ.
- Tỏi: Từ xa xưa, nhiều người đã biết dùng tỏi để giúp cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ. Theo đông y, tỏi có khả năng làm giảm cholesterol toàn phần và triglycerid do đó giúp hạ mỡ máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Trà xanh: Trà xanh luôn được coi là “thần dược” nhờ khả năng chống oxy hóa và cải thiện mỡ máu hiệu quả. Trong trà xanh có chứa nhiều flavonoid và tanin giúp hòa tan các chất béo, kháng lại bệnh xơ cứng động mạch.
Biện pháp phòng tránh máu nhiễm mỡ hiệu quả
Máu nhiễm mỡ có thể được phòng tránh nếu bạn thực hiện theo các biện pháp dưới đây:
- Giảm cân nếu bị béo phì và kiểm soát cân nặng hợp lý.
- Bổ sung các chất xơ cho cơ thể bằng việc ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
- Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như: Sữa, phô mai, bơ, thịt bò, thịt lợn,...
- Bổ sung thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như ngô, đậu nành, các loại hạt,...
- Thường xuyên vận động cơ thể.
- Tuyệt đối không uống rượu, bia và các loại thức uống có ga.
BỊ máu nhiễm mỡ nên ăn gì/kiêng gì để cải thiện?
Bệnh máu nhiễm mỡ có liên quan mật thiết tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vì vậy, để kiểm soát tốt máu nhiễm mỡ thì điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày là vô cùng quan trọng.
Chế độ dinh dưỡng tốt giúp kiểm soát tình trạng máu nhiễm mỡ
Bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì?
Dưới đây là các loại thực phẩm tốt cho người bị máu nhiễm mỡ:
- Giá đỗ: Trong giá đỗ có nhiều chất xơ và vitamin giúp tăng đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, cải thiện máu nhiễm mỡ.
- Cá béo: Các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá mòi,... chứa nhiều acid béo không no giúp giảm cholesterol, phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
- Ngũ cốc: Trong ngũ cốc không chỉ có nhiều chất xơ mà còn tạo cảm giác no lâu cho người bệnh, nhờ vậy giúp làm giảm trọng lượng cơ thể.
- Rau xanh, trái cây: Có hàm lượng lớn chất xơ và vitamin, giúp loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Thêm vào đó, việc ăn nhiều rau xanh, chất xơ còn làm tăng sức đề kháng cho cơ thể rất tốt.
>>> XEM THÊM: Ăn rau gì để giảm mỡ máu?
Bị máu nhiễm mỡ cần kiêng gì?
Các loại thực phẩm người bị máu nhiễm mỡ cần hạn chế ăn:
- Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt cừu, thịt bò,... có chứa lượng lớn cholesterol và chất béo bão hòa. Việc thường xuyên ăn thịt đỏ sẽ càng làm tình trạng máu nhiễm mỡ trở nên trầm trọng hơn.
- Lòng đỏ trứng: Trứng gà là món ăn rất phổ biến trong thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, trong lòng đỏ trứng có chứa lượng rất lớn cholesterol. Vì vậy, mỗi tuần bạn chỉ nên ăn tối đa 4 quả trứng.
- Đồ ăn nhanh: Các loại đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, hamburger,... ăn thì ngon nhưng lại không hề tốt cho sức khỏe. Do trong đồ ăn nhanh chứa nhiều cholesterol và muối nên việc ăn nhiều các thực phẩm này sẽ làm tăng chỉ số mỡ máu.
- Đồ ngọt: Các loại bánh kẹo có chứa nhiều chất béo chuyển hóa và đường tinh chế. Vì vậy, đây là những loại thực phẩm không hề thích hợp cho người bị máu nhiễm mỡ.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về bệnh máu nhiễm mỡ. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng máu nhiễm mỡ cũng như các biện pháp để cải thiện bệnh, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại các chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời cho bạn.
Link tham khảo: