Theo thống kê, có khoảng 29% người Việt trưởng thành gặp phải tình trạng cholesterol cao. Vậy cholesterol cao là bao nhiêu, có nguy hiểm không? Nên điều trị như thế nào cho hiệu quả cao, an toàn mà không gây tác dụng phụ? Dùng sản phẩm thảo dược có được không? Nếu bạn có chung những thắc mắc này thì đừng bỏ qua thông tin trong bài viết sau nhé!

Cholesterol cao là bao nhiêu?

Cholesterol là một thành phần của lipid máu, đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Đây là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh. Cholesterol được sản xuất bởi gan, sau đó di chuyển theo máu tới tất cả bộ phận của cơ thể. Cholesterol được sử dụng để tạo ra màng tế bào và một số nội tiết tố (hormone) quan trọng như nội tiết tố sinh dục và các chức năng cần thiết khác của cơ thể.

Khi gan sản xuất quá nhiều mỡ hoặc quá trình tiêu thụ cholesterol tại mô, tế bào bị suy giảm hay quá trình vận chuyển tắc nghẽn sẽ làm cho cholesterol ứ trệ tại máu, gây ra cholesterol (còn gọi là máu nhiễm mỡ, mỡ máu cao, rối loạn lipid máu).

Bảng chỉ số mỡ máu

Bảng chỉ số mỡ máu

Để biết chính xác bạn có bị bệnh mỡ máu hay không thì cần thực hiện các xét nghiệm như: Cholesterol toàn phần, triglyceride (chất béo trung tính), LDL-cholesterol và HDL-cholesterol.

Nếu bạn có chỉ số: Cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L, LDL-C > 3,3 mmol/L, triglyceride > 2,2 mmol/L hoặc HDL-C < 1,3 mmol/L thì được coi là bị mỡ máu cao. Khi đó, bạn nên điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Cholesterol cao có nguy hiểm không?

Cholesterol rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Nhưng nếu hàm lượng này vượt quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây là các biến chứng nguy hiểm khi nồng độ cholesterol tăng cao:

- Gây đột quỵ não, đau đầu, chóng mặt;

- Nhồi máu cơ tim, đau tim, đau thắt ngực;

- Bệnh động mạch ngoại biên.

Ngoài ra, máu nhiễm mỡ có thể gây gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm tụy,… Do đó, việc điều trị, cải thiện cholesterol cao là rất quan trọng.

Cholesterol cao có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim

Cholesterol cao có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim

Hướng dẫn cách giảm cholesterol hiệu quả tại nhà

Để giảm cholesterol hiệu quả, trước hết, bạn cần có lối sống khoa học, lành mạnh, bao gồm:

Tập thể dục

Hoạt động thể chất giúp bạn giảm cân và tăng cholesterol HDL. Mục tiêu là tập 30 – 60 phút/ngày với các bài tập từ đơn giản đến phức tạp như: Đi bộ, đạp xe, bơi lội,…

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, hạ cholesterol

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, hạ cholesterol

Ăn nhiều chất xơ

Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn có thể hữu ích. Thay thế bánh mì trắng và mì ống bằng ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm cholesterol.

Ăn chất béo lành mạnh

Chất béo lành mạnh bao gồm dầu ô liu, bơ và các loại hạt. Các chất béo này không làm tăng chỉ số LDL của bạn.

Hạn chế lượng cholesterol tiêu thụ hàng ngày

Hạn chế những thực phẩm giàu chất béo bão hòa như phô mai, sữa nguyên chất và thịt đỏ sẽ giúp bạn giảm cholesterol hiệu quả.

Bỏ hút thuốc lá

Hút thuốc làm giảm cholesterol HDL. Do đó, hãy bỏ thuốc lá vì lợi ích sức khỏe.