Mỡ trong máu cao là tình trạng phổ biến hiện nay. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng thường tập trung ở độ tuổi ngoài 40. Bị mỡ trong máu cao uống thuốc gì, sử dụng như thế nào và điều trị ra sao cho hiệu quả là thắc mắc của nhiều người. Để giải đáp cho những băn khoăn, lo lắng trên, mời bạn theo dõi bài viết sau đây.

Mỡ trong máu cao là gì?

Mỡ trong máu cao hay còn được gọi bằng các tên khác như mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu hay bệnh mỡ máu. Thuật ngữ này chỉ tình trạng các chỉ số mỡ máu cao hoặc thấp hơn (thường là cao hơn) ngưỡng bình thường.

4 chỉ số mỡ máu bao gồm:

- Cholesterol toàn phần: Đây là tổng cholesterol và được tính bằng công thức: LDL + HDL + 0,2 x triglycerid.

- LDL-cholesterol: Còn được gọi là cholesterol “xấu” bởi nếu quá cao, nó có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến các biến chứng khác như đột quỵ, đau tim, bệnh động mạch ngoại biên,…

- HDL-cholesterol: Còn được gọi là cholesterol “tốt” bởi nó tăng cường vận chuyển LDL-cholesterol dư thừa đến gan, từ đó đào thải khỏi cơ thể.

- Triglycerid (chất béo trung tính): Đây là chất béo được cung cấp chủ yếu từ các loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa,… Nếu dư thừa, nó cũng có thể gia tăng nhiều vấn đề tiêu cực cho sức khỏe.

Để biết chính xác 4 chỉ số này, bạn chỉ có cách duy nhất là xét nghiệm máu. Dưới đây là bảng chỉ số mỡ máu và ngưỡng an toàn/không an toàn của 4 chỉ số mỡ máu trên.

Bảng chỉ số mỡ máu 

Bảng chỉ số mỡ máu

Ai cần dùng thuốc hạ cholesterol?

Nếu cholesterol ở mức cao hoặc đã có biến chứng, bạn sẽ được kê thuốc hạ cholesterol. Các đối tượng dưới đây sẽ được chỉ định dùng thuốc:

- Đã bị đau tim, đột quỵ hoặc mắc bệnh động mạch ngoại biên;

- Có mức cholesterol LDL ≥ 190 mg/dL;

- Trong độ tuổi 40 - 75 tuổi, bị tiểu đường và mức cholesterol LDL ≥ 70 mg/dL;

- Từ 40 - 75 tuổi, có nguy cơ cao mắc bệnh tim, đột quỵ và mức cholesterol LDL ≥ 70 mg/dL.

Bị mỡ trong máu cao uống thuốc gì?

Mỡ trong máu cao ban đầu không ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc. Nhiều người không biết mình bị bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí khiến người mắc tử vong. Vậy, người bị mỡ trong máu cao uống thuốc gì?

file.png

Các thuốc hạ mỡ máu

Statin

Nhóm thuốc này còn được gọi là chất ức chế men khử HMG CoA, hoạt động trong gan để ngăn ngừa cholesterol hình thành. Điều này làm giảm lượng cholesterol lưu thông trong máu. Statin hiệu quả nhất trong việc giảm cholesterol LDL. Chúng cũng giúp giảm triglycerid và tăng cholesterol HDL.

Hầu hết các tác dụng phụ của thuốc là nhẹ và có thể biến mất khi cơ thể điều chỉnh. Những vấn đề về cơ và bất thường về gan rất hiếm nhưng bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra chức năng gan thường xuyên. Những người đang mang thai hoặc mắc bệnh gan không nên dùng statin.

Nếu statin không đem lại nhiều hiệu quả hoặc xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên dùng những loại thuốc khác nhau.

Fibrate

Fibrate là loại thuốc tốt nhất trong việc giảm triglycerid và trong một số trường hợp, nó giúp làm tăng mức HDL. Những loại thuốc này không hiệu quả trong việc giảm cholesterol LDL.

Thuốc ức chế PCSK9

Các chất ức chế PCSK9 liên kết và làm bất hoạt một loại protein trong gan giúp giảm cholesterol LDL. Chúng có thể được dùng kết hợp với statin. 

Thuốc ức chế hấp thu cholesterol chọn lọc

Loại thuốc giảm cholesterol tương đối mới này hoạt động bằng cách ngăn chặn cholesterol được hấp thụ trong ruột. Các chất ức chế hấp thu cholesterol có chọn lọc hiệu quả nhất trong việc giảm cholesterol LDL. Chúng cũng có thể mang lại tác dụng khiêm tốn trong việc giảm triglycerid và tăng cholesterol HDL.

Thuốc cô lập axit mật

Nhóm thuốc hạ LDL này hoạt động trong ruột bằng cách thúc đẩy và tăng đào thải cholesterol. Cơ thể sử dụng cholesterol để tạo ra mật - một loại axit được sử dụng trong quá trình tiêu hóa. Những loại thuốc này liên kết với mật, vì vậy chúng không được sử dụng trong quá trình tiêu hóa. Gan đáp ứng bằng cách làm cho mật nhiều hơn. Gan càng tạo ra nhiều mật, nó càng sử dụng nhiều cholesterol. Điều đó giúp giảm cholesterol trong máu.

Niacin (axit nicotinic)

Thuốc này hoạt động trong gan bằng cách ảnh hưởng đến việc sản xuất chất béo trong máu. Tác dụng phụ của niacin có thể bao gồm đỏ bừng da, ngứa và đau dạ dày. Chức năng gan cần được theo dõi chặt chẽ vì niacin có thể gây độc tính. Thuốc này cần sử dụng thận trọng ở người bị tiểu đường vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Omega-3 Axit béo Ethyl Este

Những loại thuốc này có nguồn gốc từ dầu cá được thay đổi hóa học và tinh chế. Chúng được sử dụng song song với việc thay đổi chế độ ăn uống để giảm triglycerid. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Ngoài ra, loại thuốc này cũng gây tương tác tiêu cực với các loại thuốc, chế phẩm thảo dược và bổ sung dinh dưỡng khác. Những người bị dị ứng hoặc nhạy cảm với cá, động vật có vỏ hoặc cả hai có thể gặp phản ứng bất lợi nghiêm trọng với các loại thuốc này. Biện pháp phòng ngừa tương tự áp dụng cho những người nhạy cảm với một số thành phần của thuốc.

Axit béo không bão hòa đa Omega-3 có nguồn gốc từ biển (PUFA)

PUFAs có nguồn gốc từ biển, thường được gọi là dầu cá omega-3 hoặc axit béo omega-3 được sử dụng với liều lượng lớn để làm giảm mức triglycerid (chất béo trung tính). Chúng giúp giảm bài tiết chất béo trung tính và tạo điều kiện cho sự thanh thải chất béo này. 

Tuy nhiên, chỉ sử dụng các chất bổ sung này theo chỉ dẫn của bác sĩ vì liều lượng lớn có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm tăng chảy máu, đột quỵ,… Những người bị dị ứng với cá, động vật có vỏ hoặc cả 2 có thể phản ứng bất lợi nghiêm trọng khi sử dụng các chất bổ sung này.