Gan nhiễm mỡ nhẹ là dấu hiệu khởi đầu của bệnh lý gây suy giảm chức năng gan. Bệnh sẽ tiến triển theo nhiều cấp độ và gan nhiễm mỡ nhẹ là giai đoạn đầu. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin tổng quan về gan nhiễm mỡ thể nhẹ mà bạn đọc cần biết.

Gan nhiễm mỡ nhẹ được định nghĩa là gì?

Gan là tạng có trọng lượng, kích thước lớn trong cơ thể. Gan có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các chất thiết yếu để cơ thể hấp thu, dự trữ glycogen và bổ sung năng lượng. Cùng với đó, gan cũng nắm giữ nhiệm vụ thải độc, loại bỏ các độc tố, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Gan được đánh giá là khỏe mạnh khi lượng chất béo chứa trong đó gần như không có hoặc chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Tình trạng gan nhiễm mỡ được xác định khi lượng chất béo vượt quá 5% khối lượng gan.
Tùy thuộc vào tỷ lệ chất béo trong gan mà gan nhiễm mỡ được phân thành 3 giai đoạn: Nhẹ, cảnh báo và nguy hiểm. Gan nhiễm mỡ nhẹ (hay gan nhiễm mỡ độ 1) là giai đoạn lượng mỡ chiếm khoảng 5-10% trọng lượng gan. 

Gan-nhiem-mo-nhe-la-bieu-hien-ban-dau-cua-benh-ly-ve-gan 

Gan nhiễm mỡ nhẹ là biểu hiện ban đầu của bệnh lý về gan 
 

Biểu hiện của gan nhiễm mỡ nhẹ

Khi bắt đầu bị gan nhiễm mỡ nhẹ, biểu hiện của bệnh gần như chưa rõ ràng, người mắc có thể gặp một số các triệu chứng sau:

  • Đau vùng bụng trên bên phải, dưới xương sườn.
  • Không thèm ăn hay ăn bớt ngon.
  • Buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi.

Tuy nhiên, các biểu hiện trên xảy ra với tần suất khá ít và rất dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Do vậy, để nhận ra dấu hiệu của gan nhiễm mỡ nhẹ thông qua triệu chứng bệnh là điều khó khăn.

>>> Xem thêm: Các thông tin về thuốc trị gan nhiễm mỡ bạn không thể bỏ qua

Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ nhẹ

Gan nhiễm mỡ nhẹ có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể là:

  • Thức khuya, ngủ ít, lười vận động.
  • Tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh, chiên rán, thực phẩm nhiều đường. Lười ăn rau xanh, các loại hoa quả.
  • Uống rượu, bia thường xuyên và với lượng lớn.
  • Hút thuốc lá.
  • Thể trạng cơ thể: Thừa cân, béo phì.
  • Một số các bệnh lý sẵn có: Đái tháo đường, viêm gan do virus, kháng insulin,…
  • Một số thuốc sử dụng dài ngày: Thuốc chống loạn thần, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc điều trị đái tháo đường,…

Gan-nhiem-mo-duoc-biet-toi-do-nhieu-nguyen-nhan-gay-ra

Gan nhiễm mỡ được biết tới do nhiều nguyên nhân gây ra

Chẩn đoán gan nhiễm mỡ nhẹ

Các triệu chứng khi bị gan nhiễm mỡ nhẹ là không điển hình, do đó rất khó để phát hiện. Vì vậy, để xác định chính xác tình trạng gan nhiễm mỡ nhẹ, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế. Chẩn đoán gan nhiễm mỡ nhẹ ngay từ sớm sẽ giúp cho việc điều trị bệnh nhanh chóng và đạt hiệu quả hơn.
Chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ nhẹ được thực hiện qua các phương pháp sau:

  • Thăm khám lâm sàng: Thông qua hỏi về tình trạng, biểu hiện của người bệnh cùng tiền sử dùng các loại chất kích thích, chứa cồn để đưa ra chẩn đoán xác định.
  • Thực hiện xét nghiệm máu: Dựa vào các chỉ số xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ đưa ra đánh giá về tình trạng chức năng gan.
  • Chẩn đoán hình ảnh:

- Siêu âm bụng: Thực hiện xét nghiệm khi nghi ngờ mắc bệnh về gan.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) tại vùng bụng.
- Đo độ đàn hồi: Đây là phương pháp để xác định độ cứng của gan, từ đó nắm được tình trạng gan.
- Máy đo độ đàn hồi cộng hưởng từ: Bằng việc kết hợp MRI và sóng âm thanh để tạo bản đồ hình ảnh cho thấy độ cứng của các mô gan.

  • Sinh thiết gan: Từ một mô gan nhỏ được lấy từ cơ thể, các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương, tình trạng gan nhiễm mỡ của người bệnh.

Dua-vao-chan-doan-de-xac-dinh-tinh-trang-cua-gan-nhiem-mo-nhe

Dựa vào chẩn đoán để xác định tình trạng của gan nhiễm mỡ nhẹ

>>> Xem thêm: Top 7 nguyên nhân gan nhiễm mỡ bạn không thể bỏ qua

Cần làm gì để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ nhẹ?

Nguyên nhân phổ biến gây nên gan nhiễm mỡ nhẹ là do chế độ ăn và lối sống không lành mạnh. Tình trạng gan nhiễm mỡ nhẹ kéo dài và tiến triển có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, người bệnh cần thực hiện một số điều sau để cải thiện gan nhiễm mỡ thể nhẹ:

Xây dựng lối sống lành mạnh

Một lối sống lành mạnh không chỉ cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ thể nhẹ mà còn giúp sức khỏe người bệnh tốt hơn:

  • Ngủ đủ giấc (ít nhất 8 tiếng/ngày).
  • Hạn chế thức khuya, cân bằng giữa giờ làm việc và nghỉ ngơi.
  • Tập luyện thể dục, thể thao với các bài tập vừa sức khoảng 25-30 phút mỗi ngày vào các buổi sáng và chiều.
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
  • Duy trì cân nặng hợp lý với chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, rau củ, hoa quả.
  • Hạn chế sử dụng thức uống có cồn như rượu bia, không hút thuốc lá.
  • Tránh ăn các đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều chất béo.
  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ đầy đủ 6 tháng/lần.

Bị gan nhiễm mỡ nhẹ nên ăn những thực phẩm nào?

Khi bị gan nhiễm mỡ thể nhẹ, việc cải thiện bệnh sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thực đơn cho người bệnh cần chú ý:

  • Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như đậu Hà Lan, rau cải xoong, súp lơ, trái cây,…
  • Nên ăn cá ít nhất 2-3 lần/tuần để bổ sung omega-3. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung chất này từ đậu nành, quả óc chó, hạt lanh,…
  • Sử dụng sữa ít béo hay không có chất béo để bổ sung canxi. Với những đối tượng không thể dùng sữa thì có thể uống nước cam, nước hạnh nhân,… để bổ sung lượng canxi đủ cho cơ thể.
  • Giảm khẩu phần ăn chứa nhiều chất béo, protein. Hạn chế sử dụng các thực phẩm như thịt đỏ, trứng, bơ,… do chứa nhiều cholesterol.
  • Hạn chế sử dụng các đồ ăn quá ngọt như siro với lượng đường fructose cao.

Cac-thuc-pham-nguoi-bi-gan-nhiem-mo-nhe-nen-an

Các thực phẩm người bị gan nhiễm mỡ nhẹ nên ăn

Cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ nhẹ với các thảo dược

Gan nhiễm mỡ nhẹ là tình trạng bệnh ở mức độ chưa nguy hiểm. Ngoài việc xây dựng lối sống lành mạnh và chế độ ăn hợp lý, người mắc nên sử dụng một số thảo dược để hỗ trợ cải thiện bệnh tốt hơn.
Theo như nghiên cứu tại Hàn Quốc vào năm 2013 được thực hiện bởi Ah - Rong Kim và các đồng nghiệp cho thấy: Chiết xuất từ lá sen có khả năng làm giảm lượng đáng kể triglycerid và cholesterol toàn phần trong huyết tương. 
Không chỉ vậy, nghiên cứu còn chỉ ra sự tăng nồng độ HDL-cholesterol ở nhóm người sử dụng chiết xuất lá sen so với nhóm không sử dụng. Qua nghiên cứu thấy được tác dụng của chiết xuất lá sen đối với bệnh gan nhiễm mỡ nhẹ.

Chiet-xuat-la-sen-duoc-chung-minh-co-kha-nang-cai-thien-gan-nhiem-mo 

Chiết xuất lá sen được chứng minh có khả năng cải thiện gan nhiễm mỡ 

Qua bài viết, chắc bạn đọc cũng phần nào hiểu hơn về bệnh lý gan nhiễm mỡ nhẹ. Hãy xây dựng lối sống lành mạnh để giữ gìn sức khỏe cũng như cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ nhẹ. Nếu bạn có câu hỏi nào, hãy để lại bình luận hay số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp ngay.