Gan nhiễm mỡ là bệnh lý ngày càng trở nên phổ biến với tỷ lệ mắc ngày một tăng cao tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc 7 nguyên nhân gan nhiễm mỡ hàng đầu cùng một số biện pháp dự phòng và điều trị bệnh hiệu quả. 

Gan nhiễm mỡ là bệnh gì?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan. Bệnh nhân gan nhiễm mỡ có tỷ lệ mỡ trong gan > 5%. Trong khi đó, tỷ lệ mỡ trong gan của người bình thường ở mức khá thấp, chiếm từ 2-4% trọng lượng của gan.

Bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu được xác định là lành tính. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng xơ gan, thậm chí là ung thư gan, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. 

7 nguyên nhân gan nhiễm mỡ

Tình trạng gan nhiễm mỡ xảy ra do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là 7 nguyên nhân gan nhiễm mỡ phổ biến được ghi nhận:

Gan nhiễm mỡ do rượu

Đồ uống chứa nhiều cồn như rượu, bia… được biết đến là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến gan nhiễm mỡ. Ethanol (chất cồn) trong rượu, bia là yếu tố chính gây kích thích tổng hợp triglyceride tại gan và gây ức chế phân giải lipoprotein trong máu, dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid máu. 

do-uong-chua-con-la-nguyen-nhan-gay-gan-nhiem-mo-pho-bien.webp

Đồ uống chứa cồn là nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ phổ biến

Trên thực tế, gan có khả năng tự phục hồi tổn thương khi sử dụng rượu, bia với lượng ít và không liên tục. Tuy nhiên, tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu tiếp tục sử dụng rượu, bia hàng ngày với lượng lớn.

Béo phì gây gan nhiễm mỡ

Nguy cơ bị gan nhiễm mỡ trên các đối tượng thừa cân - béo phì cao gấp nhiều lần so với người có trọng lượng đạt chuẩn. Người béo phì có lượng chất béo triglyceride vượt quá ngưỡng cơ thể hấp thu nên gây ra hiện tượng mỡ tích tụ trong gan thay vì được chuyển hóa hết. 

>>> XEM THÊM: Bị gan nhiễm mỡ kiêng gì?

Suy dinh dưỡng

Không chỉ người béo phì mà người suy dinh dưỡng cũng rất dễ bị gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân là do cơ thể người suy dinh dưỡng không thể tổng hợp được apolipoprotein khiến triglyceride tích tụ trong gan, dẫn đến mỡ thừa trong gan.

Giảm cân quá mức

Việc giảm cân quá mức vô tình lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giảm cân quá nhanh trong thời gian ngắn sẽ kích thích lipolysis trong cơ thể, khiến lượng chất béo tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, quá trình peroxy hóa lipid diễn ra mạnh mẽ khiến tế bào gan bị tổn thương và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Do đó, hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng để có được lời khuyên giảm cân hợp lý và an toàn.

Bệnh tiểu đường là một nguyên nhân của gan nhiễm mỡ

nguoi-bi-benh-tieu-duong-la-doi-tuong-de-bi-gan-nhiem-mo.webp

Người bị bệnh tiểu đường là đối tượng dễ bị gan nhiễm mỡ

Người bệnh tiểu đường rất dễ bị gan nhiễm mỡ do liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa chất béo. Khi bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết, lượng acid béo tự do trong máu sẽ tăng đáng kể do việc phân giải lipid ở các tế bào để lấy năng lượng duy trì hoạt động sống của cơ thể. Trước sự gia tăng acid béo đột ngột, gan không kịp chuyển hóa và đào thải, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.

Mỡ máu cao gây gan nhiễm mỡ

Bệnh lý gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ thường xảy ra đồng thời do đều là kết quả của quá trình rối loạn chuyển hóa. Gan được biết đến là nơi tiếp nhận và chuyển hóa lipid trong máu. Trong bệnh lý mỡ máu cao, lượng lipid trong máu đi qua gan quá nhiều khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng. Hàm lượng mỡ trong máu cao sẽ vượt quá khả năng chuyển hoá của gan, khiến mỡ trong máu tồn đọng trong gan, gây gan nhiễm mỡ. 

Tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh mạn tính như mỡ máu, rối loạn nhịp tim, ung thư, lao phổi, rối loạn lưỡng cực, đau nửa đầu… bao gồm methotrexate, tamoxifen, axit valproic và amiodarone đã được nghiên cứu có ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein và chuyển hóa lipoprotein, khiến gan bị nhiễm mỡ.

Bên cạnh 7 nguyên nhân trên, bệnh gan nhiễm mỡ có thể xảy ra trên một số đối tượng có tiền sử gia đình bị gan nhiễm mỡ, viêm gan C hoặc người mắc hội chứng buồng trứng đa nang, đang mang thai… Vì có nhiều yếu tố nguy cơ cũng như khó phát hiện ở giai đoạn đầu nên mỗi người cần chủ động trong dự phòng sớm gan nhiễm mỡ cũng như thường xuyên kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế chuyên khoa để nhanh chóng phát hiện bệnh. 

Điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả

Cho đến nay, nền y học hiện đại vẫn chưa ghi nhận thuốc đặc hiệu dùng để điều trị gan nhiễm mỡ. Do đó, việc điều trị gan nhiễm mỡ dựa trên nguyên tắc giải quyết nguyên nhân gây bệnh đồng thời làm giảm tối đa lượng mỡ dư thừa trong gan nhờ sử dụng thuốc tây y hoặc đông y, kết hợp thay đổi chế độ sinh hoạt. 

3-nhom-bien-phap-dieu-tri-gan-nhiem-mo-hieu-qua.webp

3 nhóm biện pháp điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả 

Thuốc tây y

Một số nhóm thuốc tây y được sử dụng trong điều trị gan nhiễm mỡ với mục đích đẩy mỡ thừa ra khỏi gan và dự phòng hiện tượng tích tụ mỡ trong gan bao gồm: Choline, methionine, các vitamin nhóm B, E, C, acid amin… Mỗi nhóm hoạt chất sẽ được chỉ định sử dụng trong các trường hợp khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của người bệnh. Việc sử dụng thuốc tây trị gan nhiễm mỡ cần sự tư vấn của các chuyên gia y tế để đảm bảo hiệu quả điều trị.

>>> XEM THÊM: Siêu âm gan nhiễm mỡ

Thảo dược đông y giúp kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ

Sử dụng thảo dược trong hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ hiện đang được nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao và bệnh nhân tin dùng bên cạnh thuốc tây y. Một số thảo dược đã được chứng minh về hiệu quả trong kiểm soát gan nhiễm mỡ thường được sử dụng như: 

Lá sen cải thiện gan nhiễm mỡ

Cây sen được biết đến như 1 loại dược liệu y học cổ truyền có giá trị cao. Gần như các bộ phận của cây sen đều có thể sử dụng làm dược liệu: Lá sen, củ sen, ngó sen… Trong đó, lá sen là vị dược liệu được tin dùng để cải thiện gan nhiễm mỡ hiệu quả. Theo quan điểm của y học cổ truyền, lá sen có vị đắng, tính bình, tác động vào 3 kinh: Can, tỳ và vị. Lá sen giúp cải thiện gan nhiễm mỡ do có tác dụng làm giảm tổng hợp lipid tại gan, đồng thời tăng loại bỏ mỡ thừa ra khỏi cơ thể. Nghiên cứu thực hiện bởi giáo sư Cheng – Hsun Wu và cộng sự tại Trung Quốc cho thấy: Dịch chiết lá sen có tác dụng giảm trọng lượng cơ thể, đồng thời còn giảm sự tích tụ lipid và giảm hoạt động tổng hợp acid béo. 

Để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, hãy pha lá sen đã được phơi khô cùng nước sôi để uống hàng ngày. 

Tỏi cải thiện gan nhiễm mỡ

Tỏi không chỉ là gia vị thiết yếu mà còn là vị dược liệu có hiệu quả cao trong điều trị một số bệnh lý. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiết xuất tỏi có tác dụng làm giảm nồng độ lipid toàn phần, triglyceride, phospholipid, cholesterol toàn phần trong huyết thanh và gan. Bên cạnh đó, chiết xuất tỏi còn có tác dụng ức chế sinh tổng hợp cholesterol thông qua cơ chế ức chế HMG - CoA reductase ở liều thấp và ức chế quá trình tổng hợp cholesterol ở liều cao. 

su-dung-toi-dem-lai-hieu-qua-cao-trong-viec-cai-thien-gan-nhiem-mo.webp

Sử dụng tỏi đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện gan nhiễm mỡ

Để kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ, có thể ăn tỏi sống hoặc sử dụng làm gia vị trong các món ăn. Tuy nhiên, ăn tỏi quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng nóng gan do đó cần lưu ý sử dụng với liều lượng vừa phải. 

Nhân trần cải thiện gan nhiễm mỡ

Nhân trần là vị thuốc khá quen thuộc với hầu hết người dân Việt Nam. Đây còn là vị thuốc nam hỗ trợ chữa bệnh gan nhiễm mỡ, tăng cường giải độc gan hiệu quả. Nhân trần thường được sử dụng bằng cách phơi khô, rửa sạch sau đó hãm cùng nước sôi để uống hàng ngày. 

Việc sử dụng thảo dược để hỗ trợ điều trị gan nhiễm có tính an toàn cao, không gây tác dụng phụ cho người bệnh. 

Chế độ sinh hoạt

Xây dựng một chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh sẽ giúp thúc đẩy hiệu quả quá trình điều trị gan nhiễm mỡ. Một số lưu ý trong việc xây dựng chế độ sinh hoạt, lối sống cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ bao gồm:

  • Không sử dụng đồ uống chứa cồn (rượu, bia…).
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Nhiều rau xanh, hoa quả, ít mỡ động vật.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh có hàm lượng cholesterol cao.
  • Tập luyện thể dục hàng ngày: Ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Giảm cân nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì.

Có thể thấy rằng, nguyên nhân gan nhiễm mỡ chủ yếu liên quan đến thói quen, lối sống và sinh hoạt không lành mạnh của người bệnh. Vì vậy, trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, bên cạnh làm giảm lượng mỡ thừa trong gan bằng việc dùng thuốc, bạn nên xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh và kết hợp sử dụng thêm các thảo dược thiên nhiên. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

Link tham khảo:  Webmd.com, healthline.com, my.clevelandclinic.org, mayoclinic.org