Mỡ máu cao đã và đang trở thành cụm từ quen thuộc trong cuộc sống hiện đại. Ngày nay, việc tìm đến các cách chữa mỡ máu cao bằng thảo dược là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Cơn sốt trên được lý giải nhờ tính an toàn và hiệu quả đến từ các nguyên liệu tự nhiên. Để giúp bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích trong việc phòng ngừa mỡ máu cao, hãy tham khảo thông tin có trong nội dung bài viết sau đây!

Cơ chế gây mỡ máu cao là gì?

Bình thường, gan sản sinh ra 80% mỡ của cơ thể dựa vào cách tổng hợp đường, đạm, 20% lượng mỡ còn lại đến từ các nguồn thực phẩm mà cơ thể tiêu thụ hàng ngày. Mỡ sẽ được vận chuyển trong các mạch máu đến mô, tế bào để thực hiện chức năng sống của cơ thể như: Sản sinh năng lượng, cấu thành nên các hormone, xây dựng tế bào,...

Trong trường hợp gan sản sinh ra quá nhiều mỡ hoặc quá trình tiêu thụ mỡ tại mô, tế bào giảm thì mỡ trong máu sẽ ứ trệ, tăng cao, gây ra tình trạng. Do đó, muốn giảm mỡ máu thì lúc này cần giảm sản xuất mỡ tại gan và tăng cường tiêu thụ mỡ tại mô, tế bào.

Biến chứng nguy hiểm do mỡ máu cao

Ban đầu, mỡ máu cao thường không gây ra bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào. Xét nghiệm máu là cách duy nhất để biết bạn có bị mỡ máu cao hay không. Nhưng theo thời gian, nếu không được điều trị sớm, mỡ máu cao sẽ gây nên nhiều mối nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe toàn trạng. Một số biến chứng nguy hiểm bao gồm:

- Bệnh động mạch vành: Các triệu chứng của bệnh tim có thể khác nhau đối với nam và nữ. Tuy nhiên, bệnh tim vẫn là kẻ giết người số một của cả hai giới ở Hoa Kỳ. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm: Đau thắt ngực; Đau ngực; Buồn nôn; Khó thở; Đau ở cổ, hàm, bụng trên hoặc lưng; Tê hoặc lạnh ở tứ chi,…

- Đột quỵ: Sự tích tụ mảng bám gây ra bởi mỡ máu cao có thể khiến việc cung cấp máu cho một phần quan trọng trong não bị giảm hoặc cắt đứt, điều này dẫn đến đột quỵ. Đây là biến chứng nghiêm trọng, có thể gây tử vong nên điều quan trọng là phát hiện sớm các triệu chứng của đột quỵ. Những triệu chứng này bao gồm: Mất thăng bằng đột ngột; Chóng mặt đột ngột; Mặt không đối xứng; Không có khả năng vận động, đặc biệt chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể; Nói năng không kiểm soát; Tê ở mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên cơ thể; Nhìn mờ hoặc nhìn đôi; Đau đầu đột ngột...

- Đau tim: Các động mạch cung cấp máu cho tim có thể từ từ thu hẹp do sự tích tụ của những mảng bám. Quá trình này được gọi là xơ vữa động mạch, xảy ra chậm theo thời gian và không có triệu chứng. Cuối cùng, một mảnh của mảng bám có thể vỡ ra, gây ra cục máu đông. Nó có thể chặn lưu lượng máu đến cơ tim, khiến tim không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Sự thiếu hụt này được gọi là thiếu máu cục bộ. Khi tim bị tổn thương hoặc một phần của trái tim bắt đầu chết do thiếu oxy, nó được gọi là nhồi máu cơ tim. Dấu hiệu của một cơn đau tim bao gồm: Tim đau thắt; Đau ở ngực hoặc cánh tay; Khó thở; Lo lắng; Chóng mặt; Buồn nôn, khó tiêu hoặc ợ nóng; Mệt mỏi quá mức,…

3 cách chữa mỡ máu cao bằng thảo dược

Hiện nay, nhiều người có xu hướng tìm đến các nguyên liệu thảo dược giúp chữa mỡ máu cao, điều này giúp người bệnh gạt bỏ nỗi lo phải đối mặt với tác dụng phụ do thuốc tây gây ra. Dưới đây là 3 loại thảo dược hiệu quả bạn nên tham khảo:

Rau diếp cá

Diếp cá là một loại rau thơm được nhiều người yêu thích. Ngoài công dụng thanh nhiệt cơ thể, đây còn là loại thảo dược chữa bệnh mỡ máu cao hiệu quả. Trong rau diếp cá chứa lượng lớn chất cellulose tạo cảm giác no bụng, giảm thiểu khả năng hấp thụ thức ăn, từ đó giúp khử lượng mỡ thừa và giảm cholesterol xấu trong máu hiệu quả. Vì vậy, đây là giải pháp tuyệt vời cho người mỡ máu cao, bạn có thể xay nhuyễn rau diếp cá, lọc lấy nước uống hoặc ăn trực tiếp hàng ngày để cải thiện chỉ số mỡ máu.

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là một trong những dược liệu quý, được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1997. Nghiên cứu cho thấy, giảo cổ lam có tác dụng tốt trong việc làm giảm mỡ máu lên tới 71% nhờ hoạt chất saponin có trong cây giúp loại bỏ các chất béo có trong máu, ngăn ngừa mảng xơ vữa trong lòng mạch, giúp máu lên não được lưu thông tốt.

Thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể người cho thấy kết quả: Giảo cổ lam giúp làm giảm cholesterol toàn phần và mức triglycerid tới 20%, giảm LDL 22% và có tác dụng giãn mạch, điều chỉnh và duy trì huyết áp ở mức ổn định.

Để phát huy được hết công dụng của giảo cổ lam, bạn nên lấy 40-50g giảo cổ lam đã phơi khô nấu với 1 lít nước, sắc thay nước uống hàng ngày rất tốt cho sức khỏe.

Sơn tra

Theo y học cổ truyền, sơn tra có vị chua ngọt, tính hơi ấm, giúp tiêu hoá do tăng bài tiết axit mật và pepsin dịch. Từ lâu, sơn tra đã được dân gian sử dụng như một vị thuốc quý để chữa bệnh máu nhiễm mỡ. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, sơn tra có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn động mạch vành, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, điều chỉnh rối loạn lipid máu.

Dưới đây là bài thuốc cân bằng quá trình chuyển hóa lipid trong cơ thể và dự phòng các bệnh lý tim mạch như tai biến mạch não, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim…

Bạn cần chuẩn bị: Sơn tra 60g, gạo tẻ 100g, đường trắng 10g. Nấu sơn tra và gạo tẻ thành cháo loãng,  chia ăn 2-3 lần trong ngày, giúp giãn mạch máu, thanh nhiệt, giải độc và giảm mỡ máu hiệu quả.

Linh Ngân