Khi bị máu nhiễm mỡ, ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cần phải xây dựng một chế độ ăn hợp lý. Vậy bị máu nhiễm mỡ nên ăn hoa quả gì để kiểm soát bệnh hiệu quả? Bài viết sau đây sẽ đưa ra một số loại trái cây người bệnh mỡ máu nên tham khảo.

Nguyên tắc lựa chọn hoa quả cho người bị máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ có thể làm tăng nguy cơ gây các bệnh về tim mạch hay viêm tụy. Nhiều người thắc mắc bị máu nhiễm mỡ nên ăn hoa quả gì để giúp bệnh được cải thiện? Dưới đây là một số nguyên tắc lựa chọn hoa quả cho người bị máu nhiễm mỡ:

  • Lượng chất xơ vừa đủ có thể hỗ trợ giảm cholesterol máu. Người bị máu nhiễm mỡ nên bổ sung một lượng khoảng 30 gram chất xơ mỗi ngày. Việc xác định hàm lượng chất xơ trong hoa quả có thể thực hiện bằng cách đọc các nhãn ở ngoài quả.
  • Nên ăn các loại quả chứa omega-3 như quả óc chó, quả mọng,… Do omega-3 có khả năng hỗ trợ giảm lượng chất béo trung tính, từ đó làm giảm lượng mỡ máu. Không chỉ vậy, omega-3 còn tác dụng chống viêm trong cơ thể và giảm sự phát triển của mảng bám trong lòng động mạch.
  • Bổ sung các loại trái cây có chứa vi lượng canxi như cam, quýt, kiwi, đu đủ,... Do việc thiếu canxi có thể làm tăng LDL-cholesterol, huyết áp và cũng có thể là một trong các nguyên nhân gây béo phì.
  • Lựa chọn các loại hoa quả có chứa chất chống oxy hóa như vitamin C để giảm lượng cholesterol.
  • Tránh sử dụng các loại hoa quả có chứa nhiều đường, đặc biệt là đường fructose. Một số loại hoa quả chứa đường fructose hàm lượng thấp người bệnh có thể ăn như: Quả kiwi, quả cam, quả quýt,…

Che-do-an-gom-cac-trai-cay-ho-tro-giam-mo-mau 

Chế độ ăn gồm các trái cây hỗ trợ giảm mỡ máu 

>>> Xem thêm: Mỡ máu cao kiêng ăn gì để không làm tình trạng bệnh nặng hơn?

Bị máu nhiễm mỡ nên ăn hoa quả gì thì tốt?

Với nguyên tắc lựa chọn trên, chắc hẳn việc trả lời cho câu hỏi bị máu nhiễm mỡ nên ăn hoa quả gì đã trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là một số loại hoa quả mà người bị máu nhiễm mỡ và gia đình có thể tham khảo:

Chuối hỗ trợ giảm mỡ máu

Chuối là một đáp án cho câu hỏi bị máu nhiễm mỡ nên ăn hoa quả gì. Thành phần trong chuối chứa một lượng các chất có khả năng hỗ trợ cho tim mạch như: Kali, folate và chất chống oxy hóa như vitamin C.
Việc ăn chuối thường xuyên có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh về tim mạch. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong mỗi trái chuối, cứ 100 gam thì có 2,6 gam chất xơ. 
Vì vậy, mỗi ngày, người bị máu nhiễm mỡ nên ăn từ 3-5 quả chuối. Việc duy trì một lượng chất xơ hợp lý hàng ngày có thể giúp người bệnh giảm lượng LDL-cholesterol, từ đó giảm mỡ máu.

Táo làm giảm nồng độ LDL-cholesterol

Cũng như chuối, táo cũng là đáp án cho câu hỏi bị máu nhiễm mỡ nên ăn hoa quả gì. Táo là loại quả có chứa hàm lượng calo thấp, nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C và chất xơ. 
Thêm nữa, táo không chứa chất béo bão hòa hay cholesterol. Nhờ đó, việc ăn táo hàng ngày có khả năng hỗ trợ giảm lượng LDL-cholesterol và giảm mỡ máu hiệu quả cho người bệnh.

Tao-va-chuoi-giup-cai-thien-tinh-trang-mau-nhiem-mo

Táo và chuối giúp cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ

Bơ bổ sung chất béo tốt cho cơ thể

Được biết tới là một loại hoa quả có chứa nhiều vitamin, chất xơ và chất béo không bão hòa, vì vậy, bơ rất tốt đối với người bị mỡ máu. 
Nhờ có các thành phần như trên, bơ giúp cơ thể tăng lượng chất béo tốt HDL-cholesterol, từ đó bảo vệ tim. Cùng đó, bơ còn làm giảm lượng LDL-cholesterol, một loại mỡ máu có thể gây ra các chứng liên quan đến xơ vữa động mạch và sự tích tụ mảng bám tại thành động mạch.

Bưởi giúp làm giảm cholesterol máu

Bị máu nhiễm mỡ nên ăn hoa quả gì? Bưởi là một trong số các loại trái cây được lựa chọn trong trường hợp này. Với thành phần chứa các chất chống oxy hóa, bưởi có khả năng hỗ trợ làm giảm lượng cholesterol máu. 
Đồng thời bưởi còn chứa nhiều chất xơ hỗ trợ ngăn cản sự bám dính của LDL-cholesterol vào thành động mạch và giảm các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

Bo-va-buoi-la-trai-cay-su-dung-cho-nguoi-bi-mau-nhiem-mo 

Bơ và bưởi là trái cây sử dụng cho người bị máu nhiễm mỡ 

Cam, chanh ngăn cản quá trình sản xuất cholesterol máu

Với một lượng canxi nhất định cùng chất chống oxy hóa, vitamin, cam và chanh cũng là hoa quả được sử dụng cho người bị máu nhiễm mỡ. Việc sử dụng cam, chanh hàng này có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mạch vành. 
Không chỉ vậy, chúng còn hỗ trợ đưa các chỉ số mỡ máu về mức an toàn ở bệnh nhân nhẹ. Chính vì vậy, cam, chanh cũng là đáp án chính xác cho câu hỏi bị máu nhiễm mỡ nên ăn hoa quả gì.

>>> Xem thêm: Chế độ ăn cho người máu nhiễm mỡ để kiểm soát bệnh hiệu quả!

Lựu giúp giảm mỡ máu

Trong lựu chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa, trong đó có polyphenol. Thành phần này trong lựu có hàm lượng cao hơn so với các trái cây khác, giúp bảo vệ tim, giảm LDL-cholesterol. 
Không chỉ vậy, các thành phần trong nước ép lựu còn có khả năng ngăn chặn hay làm chậm sự tích tụ cholesterol ở động mạch. Từ đó lựu hỗ trợ làm giảm các nguy cơ bệnh về tim mạch, giảm mỡ máu.

Cam,-chanh-va-luu-giup-ngan-can-qua-trinh-tao-cholesterol-mau

Cam, chanh và lựu giúp ngăn cản quá trình tạo cholesterol máu

Thanh long cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ

Thanh long chắc chắn là một loại trái cây mà người bị máu nhiễm mỡ không thể bỏ qua. Với thành phần chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, thanh long có thể làm giảm lượng triglycerid máu và đường trong cơ thể. Nhờ đó, thanh long có khả năng cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ hiệu quả.

Quả nhàu giúp hạ mỡ máu

Nước ép trái nhàu có khả năng hỗ trợ giảm mỡ máu, đặc biệt ở các bệnh nhân bị mỡ máu do nguyên nhân đến từ thói quen hút thuốc lá. Theo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Thế giới Khoa học, ở những người nghiện thuốc lá nặng, nước ép trái nhàu có thể làm giảm LDL-cholesterol và cholesterol toàn phần.

Thanh-long-va-qua-nhau-ho-tro-cai-thien-tinh-trang-mo-mau

Thanh long và quả nhàu hỗ trợ cải thiện tình trạng mỡ máu

Một số thảo dược nên dùng cho người bị máu nhiễm mỡ

Ngoài việc sử dụng hoa quả phù hợp, người bị máu nhiễm mỡ cũng nên dùng thêm một số thảo dược để cải thiện bệnh.
Nghiên cứu được tiến hành bởi Ah- Rong Kim và các đồng nghiệp tại Hàn Quốc vào năm 2013 đã chứng minh được rằng: Chiết xuất từ lá sen có khả năng làm giảm một lượng triglycerid huyết tương và cholesterol toàn phần đáng kể. 
Không chỉ vậy, nghiên cứu còn chỉ ra ở nhóm người sử dụng chiết xuất lá sen đã tăng nồng độ HDL-cholesterol so với nhóm đối chứng. Chính vì vậy, chiết xuất từ lá sen có khả năng làm giảm mỡ máu.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng một số các loại thảo dược khác như cao hoàng bá hay tỏi để hỗ trợ làm giảm mỡ máu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Cac-thao-duoc-ho-tro-kiem-soat-cac-chi-so-mo-mau-tot

Các thảo dược hỗ trợ kiểm soát các chỉ số mỡ máu tốt

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã có thể tìm ra đáp án cho câu hỏi “Bị máu nhiễm mỡ nên ăn hoa quả gì để kiểm soát bệnh hiệu quả?”. Nếu bạn có thắc mắc nào về vấn đề dinh dưỡng cho người bị máu nhiễm mỡ, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất.