Theo các chuyên gia, mặc dù triglycerid tăng cao không trực tiếp gây hại cho sức khỏe, nhưng đây là yếu tố nguy cơ gây gia tăng các bệnh lý về tim mạch, viêm tụy. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên, để giúp bạn đọc có được câu trả lời chi tiết và chính xác, hãy tham khảo nội dung có trong bài viết sau!

Triglycerid là gì?

Triglycerid là hợp chất hóa học cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể để chuyển hóa. Đây là loại chất béo phổ biến nhất trong cơ thể bạn. Chúng có nguồn gốc từ thực phẩm, đặc biệt là bơ, dầu và các chất béo khác mà bạn ăn. Phân tử triglycerid là một dẫn xuất của hoá chất glycerol có chứa ba acid béo (tri = ba phân tử acid béo + glycerid = glycerol). Các thành phần này khi vào ruột non sẽ phân tách, rồi sau đó tái kết hợp với cholesterol để tạo thành chylomicrons. Đây là nguồn năng lượng của các tế bào trong cơ thể, chúng được tích trữ chủ yếu ở tế bào gan và tế bào mỡ. Nếu cơ thể tích tụ triglycerid quá lớn sẽ khiến chỉ số mỡ máu cao và dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

20200402_024925_815482_chi-so-triglyceride.max-1800x1800.png

Chỉ số triglycerid trong xét nghiệm máu

Người bệnh có thể xác định chỉ số máu triglycerid trong cơ thể thông qua xét nghiệm máu. Theo kết luận của Hội tim mạch Hoa Kỳ, chỉ số máu triglycerid cao, thấp hay bình được đánh giá theo 4 mức sau:

- Chỉ số triglycerid bình thường: < 150 mg/dL (1,7 mmol/L).

- Chỉ số triglycerid ở mức ranh giới cao: 150 - 199 mg/dL (1.7 - 2 mmol/L).

- Chỉ số triglycerid  cao: 200 - 499 mg/dL (2 - 6 mmol/L).

- Chỉ số triglycerid rất cao: > 500 mg/dL (trên 6 mmol/L).

Nguyên nhân khiến triglycerid tăng cao?

Triglycerid là tình trạng khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến sự gia tăng mức độ chất béo trung tính trong cơ thể, bao gồm:

Thừa cân, béo phì

Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đã chỉ ra, thừa cân hoặc béo phì làm tăng lượng triglycerid. Do vậy, giảm 5 – 10% tổng trọng lượng cơ thể giúp làm giảm 20% mức chất béo trung tính của bạn.

Di truyền

Tăng triglycerid máu có thể xảy ra do di truyền. Trong trường hợp này, bạn không thể thay đổi chế độ ăn uống để kiểm soát triglycerid. Thay vào đó, bác sỹ có thể chỉ định cho bạn dùng các loại thuốc để giảm mức triglycerid.

Lười vận động

Lười vận động có thể làm tăng triglycerid, do vậy, tập luyện điều độ sẽ giúp cho trái tim luôn khỏe mạnh và giữ mức chất béo trung tính trong tầm kiểm soát.

Mắc một số bệnh lý

Các bệnh lý như suy giáp, đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa có thể làm tăng mức triglycerid. Để kiểm soát thành phần này, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và điều trị các bệnh lý trên.

Uống rượu

Hầu hết các loại rượu đều chứa một lượng lớn đường, sau đó được phân hủy thành glucose. Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng triglycerid và gây tổn hại cho gan, não và tim.

Ăn nhiều carbohydrate tinh chế và chất béo bão hòa

Ăn nhiều carbohydrate tinh chế và những loại đường đơn có thể làm tăng mức chất béo trung tính. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism” vào tháng 10/2011 cho thấy, fructose và sirô ngô fructose làm gia tăng chất béo trung tính nhiều hơn glucose.

4 cách giúp giảm triglycerid trong máu

Khi nồng độ triglycerid máu cao, bạn cần thực hiện những gợi ý sau để chỉ số trở về giới hạn bình thường.

Giảm tiêu thụ đường: Nghiên cứu đã chứng minh rằng, những người có mức tiêu thụ đường không vượt quá 10% lượng calo hàng ngày sẽ có nồng độ triglycerid máu thấp. Do đó, cách tốt nhất là giữ mức tiêu thụ đường hàng ngày thấp hơn 5%. Nghĩa là không tiêu thụ hơn 150g đường mỗi ngày đối với nam giới và 100g đối với phụ nữ.

Bổ sung chất xơ: Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm nồng độ triglycerid máu. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: Trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.

Giảm các chất béo không lành mạnh: Sử dụng nhiều chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa làm tăng nồng độ triglycerid trong máu. Bạn có thể làm giảm nồng độ thành phần này bằng cách tránh tiêu thụ chất béo không lành mạnh trong thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa có nhiều chất béo, bơ và da gà; Hạn chế chất béo chuyển hóa trong thức ăn nhanh và chiên xào.