Nhiều người thắc mắc “cholesterol cao gây bệnh gì”. Bởi mỗi ngày, chúng ta đều nghe quá nhiều về cụm từ “cholesterol” trên các phương tiện truyền thông. Thế nhưng, không phải ai cũng có đủ kiến thức để hiểu rõ sự nguy hiểm của tình trạng này. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp nỗi băn khoăn trên và đưa ra gợi ý khắc phục hiệu quả.

Cholesterol bao nhiêu là cao?

Bình thường, gan tổng hợp cholesterol từ nguồn thực phẩm, đường, đạm,… Sau đó, cholesterol đi vào máu và được vận chuyển đến các tế bào, mô để đảm nhiệm các chức năng sản sinh năng lượng. Tuy nhiên, nếu cơ thể bị rối loạn chuyển hóa lipid thì gan có thể sản xuất quá nhiều hoặc mô, tế bào hạn chế tiêu thụ cholesterol. Lúc này, cholesterol bị ứ trệ tại máu, gây cholesterol trong máu cao (còn được gọi là mỡ máu cao, rối loạn lipid máu).

20190716_100043_529158_cholesterol-e155563.max-1800x1800.png

Cholesterol bao nhiêu là cao?

Để biết có bị cholesterol cao hay không, bạn cần đến các xét nghiệm máu để tìm ra nồng độ các chỉ số mỡ máu sau: LDL-cholesterol, HDL-cholesterol, triglyceride và cholesterol toàn phần (tính bằng công thức: LDL + HDL + 0,2 x triglyceride). Dưới đây là bảng chỉ số để bạn nhận biết các ngưỡng an toàn và bất thường:

Theo đó, bạn sẽ bị cholesterol cao khi có một hoặc nhiều trường hợp sau xảy ra:

- Cholesterol toàn phần ≥ 5,2 mmol/L.

- LDL-cholesterol ≥  3,3 mmol/L.

- HDL-cholesterol ≤ 1,3 mmol/L.

- Triglyceride ≥ 2,2 mmol/L.

Thủ phạm nào gây cholesterol cao?

Cholesterol là thành phần không thể thiếu trong quá trình tổng hợp hormone, cấu tạo tế bào của cơ thể, nhưng nếu nồng độ tăng trên giới hạn cho phép sẽ gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trên bao gồm:

- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterol xấu (LDL – cholesterol). Một số loại chất béo bão hòa được tìm thấy trong vài loại thịt, các sản phẩm từ sữa, thực phẩm chế biến sẵn.

- Thiếu hoạt động thể chất, lười tập thể dục: Điều này có thể làm tăng LDL cholesterol và giảm cholesterol HDL (tốt) của cơ thể.

- Tuổi tác: Theo các nghiên cứu của Viện sức khỏe Hoa Kỳ, tuổi càng cao quá trình chuyển hóa chất của con người sẽ suy giảm, nhiều trường hợp gây rối loạn chuyển hóa, do đó lượng cholesterol xấu tăng.

-  Béo phì: Khi cơ thể thừa cân, béo phì sẽ khiến cho hàm lượng mỡ trong máu tăng, nhất là ở khu vực bụng. Điều này làm gia tăng hàm lượng cholesterol cao, dẫn đến xơ hóa lòng mạch máu, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

- Stress: Những căng thẳng kéo dài là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý. Áp lực, mệt mỏi khiến bạn có xu hướng ăn uống thiếu kiểm soát. Nghiên cứu của Tạp chí y tế công cộng (Hoa Kỳ) cho thấy, người thường xuyên đối mặt với căng thẳng sẽ có mức cholesterol cao hơn bình thường.

Nồng độ cholesterol cao gây bệnh gì?

Cholesterol rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Nhưng nếu hàm lượng cholesterol vượt quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây là các bệnh lý xuất hiện khi nồng độ cholesterol tăng cao:

Xơ vữa động mạch

Hậu quả của tình trạng cholesterol cao là xơ vữa động mạch. Khi nồng độ cholesterol vượt mức sẽ tích tụ trong thành động mạch. Theo thời gian, sự tích tụ này (hay còn gọi là mảng bám) gây ra xơ cứng động mạch hoặc xơ vữa động mạch. Điều này khiến các động mạch bị hẹp, làm chậm lưu lượng máu, oxy đến cơ tim, giảm lưu lượng máu có thể dẫn đến đau thắt ngực, đột quỵ hoặc đau tim nếu mạch máu bị chặn hoàn toàn.

Đau tim

Cholesterol cao cản trở sự lưu thông của máu, oxy vào tim, dẫn đến các cơn đau tim. Lúc này những mảng bám sẽ vỡ ra, các cục máu đông hình thành ngăn cản động mạch nhận oxy, máu, cơ tim bắt đầu chết dần. Nếu quá trình lưu thông máu được phục hồi kịp thời, tim có thể hồi sinh và hoạt động trở lại.

Triệu chứng điển hình của tình trạng này bao gồm: Đau tim đau ngực, khó thở, ngất xỉu, đổ mồ hôi, buồn nôn, đau ngực, vai, cánh tay, lưng, răng và hàm.

kho-tho-1.jpg

Cholesterol cao gây đau tim

Đột quỵ

Đột quỵ có thể xảy ra khi hàm lượng cholesterol trong máu cao. Bởi khi các động mạch dẫn đến não bị hẹp, khiến cho não thiếu máu và oxy. Khi đó, tế bào não bắt đầu chết và gây ra đột quỵ.

Dấu hiệu của đột quỵ bao gồm: Khó nói, líu lưỡi, khó khăn khi di chuyển, tê hoặc liệt một bên mặt hay cơ thể, thị lực giảm. Có trường hợp bị đau đầu đột ngột, dữ dội, chóng mặt, buồn nôn, nôn và suy giảm nhận thức.

Đau thắt ngực

Tỷ lệ cholesterol trong máu cao sẽ làm giảm sự lưu thông máu đến các động mạch. Khiến cho những động mạch thu hẹp, tắc nghẽn do chất béo bị lắng đọng, cản trở lưu thông máu đến tim gây co thắt, đau thắt ngực. Hiện tượng đau thắt ngực này có thể dẫn đến bệnh lý về tim mạch.

Huyết áp cao

Huyết áp cao (hay tăng huyết áp) có mối quan hệ mật thiết với tình trạng cholesterol cao. Khi các động mạch trở nên cứng, gây thu hẹp với mảng bám cholesterol, tim phải căng cứng nhiều hơn để bơm máu qua chúng. Kết quả là, huyết áp trở nên cao bất thường, tình trạng này có liên quan trực tiếp đến các bệnh lý tim mạch.

Tiểu đường

Tiểu đường có thể phá vỡ sự cân bằng giữa HDL và LDL cholesterol. Những người mắc bệnh tiểu đường gặp phải tình trạng hạt LDL bám vào động mạch gây tổn thương thành mạch máu. Glucose gắn với lipoprotein sẽ tồn tại trong máu lâu hơn, dẫn đến sự hình thành các mảng bám. Người mắc bệnh tiểu đường thường có mức HDL thấp và chất béo trung tính cao. Cả hai đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và động mạch.