“Máu nhiễm mỡ có lây được không” là cụm từ khóa sở hữu lượt tìm kiếm cao. Đặc biệt, trong bối cảnh số lượng người mắc bệnh máu nhiễm mỡ ngày càng gia tăng, tình trạng này không chỉ xuất hiện ở người già, mà đang có xu hướng trẻ hóa. Do đó, để giúp bạn đọc giải đáp nỗi băn khoăn trên, hãy tham khảo nội dung bài viết sau!
Máu nhiễm mỡ là gì?
Máu nhiễm mỡ là tình trạng các chỉ số mỡ máu trong cơ thể cao vượt ngưỡng bình thường.
Máu nhiễm mỡ có lây không?
Giải đáp: Máu nhiễm mỡ có lây không?
Khi đánh giá khả năng lây nhiễm của một bệnh nào đó, người ta dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Để giải đáp câu hỏi “máu nhiễm mỡ có lây không” cần hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến máu nhiễm mỡ.
Theo các chuyên gia, có rất nhiều yếu tố gây máu nhiễm mỡ, từ rối loạn di truyền đến lối sống hay chế độ ăn uống. Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu được chia làm 2 loại chính là nguyên phát và thứ phát.
- Nguyên nhân thứ phát là những yếu tố sinh hoạt, chế độ ăn uống, tập luyện không khoa học. Cũng có thể là máu nhiễm mỡ xuất hiện cùng một số bệnh lý như: Huyết áp cao, tiểu đường,...
- Nguyên nhân nguyên phát là tình trạng mỡ máu cao được gây ra bởi ít nhất một gen đột biến hoặc gen di truyền từ cha mẹ. Trong một số trường hợp mỡ máu bị gây ra từ cả gen đột biến và gen di truyền. Các gen bị khiếm khuyết có thể gây nên bất thường trong việc chuyển hóa thành chất béo trong cơ thể, từ đó mà mỡ máu cao được hình thành.
Vậy nên máu nhiễm mỡ không lây nhưng có tính di truyền. Nếu trong gia đình có người bị máu nhiễm mỡ thì khả năng mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn bình thường. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt rõ ràng đó là do di truyền, không phải là bệnh lây nhiễm. Nghĩa là nếu bạn không có gen di truyền từ cha mẹ thì bạn không thể bị lây bệnh máu nhiễm mỡ từ những người xung quanh.