Máu nhiễm mỡ ngày càng phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến người béo phì, uống nhiều bia rượu, mà nó còn có thể gặp ở phụ nữ mang thai. Vậy máu nhiễm mỡ ở bà bầu có nguy hiểm không và nên phòng ngừa cũng như điều trị ra sao cho hiệu quả, an toàn? Mời bạn đọc thông tin trong bài viết sau đây.

Triệu chứng máu nhiễm mỡ

Ở giai đoạn đầu, thường không có biểu hiện rõ ràng nên rất khó phát hiện, dẫn đến việc điều trị chậm trễ. Điều này làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như: Đột quỵ, đau tim, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại biên, gan nhiễm mỡ,… Đến lúc này, bệnh nhân mới nhận thấy một số triệu chứng như:

- Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt: Đây là những dấu hiệu xảy ra khi động mạch cảnh đưa máu đến não bị xơ vữa, hẹp khiến máu đến não khó khăn hoặc giảm.

20200625_tuc-nguc-01.png

Bà bầu bị máu nhiễm mỡ có thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi

- Xuất hiện các cơn đau tim thoáng qua, đau thắt ngực: Nếu động mạch vành bị xơ vữa, nó có thể gây hẹp mạch máu, khiến máu đến tim không đủ, từ đó gây đau tim.

- Chân tay lạnh, tê bì: Điều này xảy ra khi động mạch ngoại biên bị xơ vữa, máu đến chân giảm xuống, gây đau chân khi đi bộ, leo cầu thang,…

Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ khi mang thai

Bị máu nhiễm mỡ khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi. Điều này làm tăng nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ cho bé sau này.

Máu nhiễm mỡ là tình trạng phổ biến, không loại trừ một ai. Một trong những nguyên nhân gây mỡ máu cao là do di truyền. Ngoài ra, phụ nữ trong thời kỳ mang  thai có chế độ ăn uống, vận động không hợp lý… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh máu nhiễm mỡ ở bà bầu có nguy hiểm không?

Phụ nữ bị mỡ máu cao khi mang thai có khả năng mắc tiền sản giật gấp 2 so với phụ nữ có mức cholesterol bình thường. Đó là kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Obstetrics and Gynecology.

Tiền sản giật còn được gọi là nhiễm độc máu khi mang thai. Đây là sự phát triển của huyết áp cao, các vấn đề về thận hoặc phù nặng trong thai kỳ. Tình trạng này xảy ra ở 5 - 10% bà bầu nhưng phổ biến nhất là trong ba tháng cuối của thai kỳ ở người mẹ lần đầu mang thai. Nếu tình trạng tiếp tục tiến triển, nó có thể dẫn đến sản giật, đặc trưng bởi các cơn động kinh ở người mẹ và thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị.