Máu nhiễm mỡ (mỡ máu cao, rối loạn lipid máu, bệnh mỡ máu) là thuật ngữ chỉ tình trạng mỡ máu tăng cao. Vậy, bị máu nhiễm mỡ uống trà gì và làm thế nào để hạ mỡ máu hiệu quả mà không gây tác dụng phụ, mệt mỏi? Hãy tham khảo thông tin trong bài viết sau!

Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Máu nhiễm mỡ là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Tuy ban đầu, người mắc không cảm nhận được tác động của bệnh lên cơ thể bởi bệnh chưa ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu để lâu không điều trị, tình trạng máu nhiễm mỡ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh:

- Xơ vữa động mạch: Nếu không được điều trị, LDL-cholesterol (cholesterol “xấu”) sẽ lắng đọng và bám vào thành động mạch, gây xơ vữa động mạch. Tình trạng này không được cải thiện sẽ làm hẹp mạch máu đến các cơ quan đích, từ đó gây các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…

- Đột quỵ: Đột quỵ não là tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người mắc. Đột quỵ xảy ra khi cục máu đông (mảng xơ vữa bong ra kết hợp với tiểu cầu) chặn mạch động mạch cảnh, máu không đến được các tế bào não, khiến tế bào chết đi, gây đột quỵ.

- Nhồi máu cơ tim: Đây là tình trạng mạch máu đến tim (động mạch vành) bị xơ vữa hoặc hình thành cục máu đông gây bít tắc mạch máu, khiến máu đến tim không đủ. Tim không nhận đủ lượng máu cần thiết sẽ làm mô tim chết đi, gây nhồi máu cơ tim. Đây là tình trạng nghiêm trọng và cần được cấp cứu kịp thời.

- Bệnh động mạch ngoại biên: Động mạch này đưa máu đến các chi. Mạch máu xơ vữa khiến máu đến các chi thiếu, gây tê bì, chân tay lạnh.

Ngoài các biến chứng trên, máu nhiễm mỡ có thể ảnh hưởng đến gan, gây xơ gan, viêm gan; Ảnh hưởng đến tụy gây viêm tụy,…

Bị máu nhiễm mỡ uống trà gì?

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, chất chống oxy hóa có trong trà có thể giúp giảm cholesterol. Một phân tích tổng hợp từ Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ gợi ý rằng, trà xanh làm giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần, bao gồm cả cholesterol xấu LDL trong máu xuống còn 2,19 mg/dL. Vậy bị máu nhiễm mỡ uống trà gì thì tốt?

Bạn sẽ không thấy tác dụng của trà thảo dược đối với tình trạng cholesterol cao ngay lập tức. Nhiều nghiên cứu lưu ý rằng, bạn phải uống trà thảo dược trong nhiều tuần trước khi có sự cải thiện các chỉ số cholesterol. Do đó, hãy kiên trì khi áp dụng các bài thuốc này.

Dưới đây là một số loại trà tốt cho người bị máu nhiễm mỡ:

- Trà câu kỷ tử: Câu kỷ tử 30g, dùng 30ml nước sôi già hãm trong khoảng 10 - 15 phút, sau đó uống dần. Bạn hãy pha hãm 2 - 3 lần nước sôi, uống dần trong ngày (sáng sớm, trưa, tối) để tận dụng loại trà này.

- Trà tiêu mỡ: Sinh sơn dược 30g, sinh địa hoàng 9g, thảo quyết minh 30g, trạch tả 15g, trà diệp 50g. Các vị tán bột trộn đều, mỗi gói 6g, hãm 2 - 3 lần bằng nước vừa sôi, uống hàng ngày.

- Trà tiêu phù khu thấp nhuận tràng thông phủ, thể trọng giảm nhẹ. Các vị thuốc gồm: Thảo quyết minh (hạt) 30g, trạch tả 15g, uất lý nhân 15g, hỏa ma nhân 10g, sơn tra 10g. Tán bột các thảo dược này. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 - 2 gói (mỗi gói 20g bột), pha hãm với 300ml nước sôi già, uống trước khi ăn 30 phút.

- Trà giảm béo phì: Đào nhân 10g, trư linh 10g, chỉ xác 10g, hoàng kỳ 10g. Pha hãm với nước sôi trong khoảng 10 - 15 phút và uống dần. Bạn hãy pha vài lần nước sôi để tận dụng vị thuốc.

- Hoa hồng: Hoa hồng 10g, hoa nhài 10g, hoa chanh (hoặc hoa cam, hoa quýt, hoa quất,..) 10g, lá sen 10g, xuyên khung 10g đem sắc uống mỗi ngày 1 thang. Bạn cũng có thể hãm uống thay trà. Trà này rất thích hợp cho những người muốn giảm cân, có rối loạn lipid máu.

- Hoa kim ngân - giúp giảm nhanh mỡ thừa: Kim ngân 10g, sơn tra 10g, đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh vị tả hỏa, tán phong hóa tích, làm giảm mỡ máu. Loại này đặc biệt tốt cho những người béo phì thừa cân có kèm theo cao huyết áp và rối loạn lipid máu.