Máu nhiễm mỡ là tình trạng nguy hiểm của sức khỏe nhưng nhiều người không chú ý điều trị sớm. Thuốc điều trị máu nhiễm mỡ là phương pháp phổ biến được các bác sĩ chỉ định cho người mắc. Tìm hiểu về các loại thuốc chữa bệnh mỡ máu sau đây.

Danh sách các loại thuốc điều trị máu nhiễm mỡ thông dụng hiện nay

Điều đầu tiên cần làm là thay đổi chế độ ăn và tập thể dục như: Ăn ít chất béo bão hòa, không tiêu thụ chất béo chuyển hóa, ăn ít đường và nhiều hoạt động hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng các loại thuốc chữa máu nhiễm mỡ để tăng cường hiệu quả điều trị.

Nếu tất cả những nỗ lực kể trên không làm giảm mỡ máu của bạn, bác sĩ có thể đề nghị bạn uống thuốc để điều trị máu nhiễm mỡ nhanh hơn kết hợp thay đổi lối sống. Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định cho người bị bệnh mỡ máu.

Statins

Đây thường là loại thuốc đầu tiên mà bác sĩ kê toa để giảm lipoprotein tỷ trọng thấp LDL – cholesterol gây hại cho sức khỏe. Thuốc cũng làm giảm chất béo trung tính – triglycerid và làm tăng lipiprotein tỷ trọng cao HDL – một loại cholesterol có lợi cho sức khỏe của bạn.

Statins bao gồm:

- Atorvastatin

- Fluvastatin

- Lovastatin

- Pitavastatin

- Pravastatin

- Rosuvastatin canxi

- Simvastatin

Các nghiên cứu cho thấy rằng, statin làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim như đau tim, xơ vữa động mạch,...

Các tác dụng phụ của thuốc statins, một loại thuốc điều trị máu nhiễm mỡ phổ biến là nó có thể bao gồm các vấn đề về đường ruột, tổn thương gan, viêm cơ, đường huyết cao và bệnh tiểu đường type 2. Thuốc statins cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bạn uống.

Niacin

Niacin là loại vitamin B còn được gọi là axit nicotinic, được tìm thấy trong thực phẩm nhưng cũng có sẵn ở liều cao bán theo đơn. Nó làm giảm cholesterol LDL và làm tăng cholesterol HDL.

Tác dụng phụ của thuốc bao gồm khiến da đỏ bừng, ngứa ran và đau đầu.

Thuốc gắn axit mật

Đây là các loại thuốc có thể được gọi tên là “thuốc gắn axit mật” hoặc “chất cô lập acid mật”. Chúng có tác dụng bên trong ruột của bạn. Chúng dính vào mật từ gan và ngăn nó không bị hấp thu lại vào máu của bạn. Mật được làm chủ yếu từ cholesterol, vì vậy những loại thuốc này làm giảm lượng cholesterol cung cấp của cơ thể.

Những loại thuốc này bao gồm:

- Cholestyramine

- Colesevelam

- Colestipol

Một loại thuốc khác có tên gọi là ezetimibe làm giảm cholesterol LDL bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol trong ruột non của bạn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ở những người đã từng bị đau tim, thuốc có thể làm giảm một số nguy cơ gây bệnh tim, chẳng hạn như một cơn đau tim khác, khi bạn dùng statin.

Tác dụng phụ của thuốc điều trị máu nhiễm mỡ loại này thường gặp nhất là táo bón, chướng bụng và đau bụng. Đối với người đã dùng ezetimibe, tác dụng phụ thường gặp nhất là đau cơ hoặc đau lưng, tiêu chảy và đau bụng.

Fibrates

Fibrates là loại thuốc giúp giảm lượng chất béo trung tính mà cơ thể bạn tạo ra và cũng có thể làm tăng cholesterol HDL của bạn.

Những loại thuốc Fibrates bao gồm:

- Fenofibrate

- Gemfibrozil

Các chất ức chế PCSK9

Những loại thuốc này được sử dụng ở những người không thể quản lý cholesterol thông qua lối sống và phương pháp điều trị statin. Chúng ngăn chặn một protein gọi là PCSK9 giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) khỏi máu của bạn hơn.

Thuốc chủ yếu được sử dụng ở những người trưởng thành thừa hưởng gen di truyền được gọi là "tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử".

Các loại thuốc bao gồm:

- Alirocumab

- Evolocumab

Trong các thử nghiệm lâm sàng, tác dụng phụ thường gặp nhất đối với người sử dụng Alirocumab là ngứa, sưng, đau hoặc bầm tím nơi bạn bị tiêm cũng như cảm lạnh và cảm cúm. Đối với Evolucumab, các tác dụng phụ bao gồm cảm lạnh, cảm cúm, đau lưng và phản ứng da nơi bạn tiêm.

Các phương pháp điều trị bệnh mỡ máu khác được chuyên gia khuyến khích

Ngoài sử dụng thuốc tây dùng để điều trị máu nhiễm mỡ, các chuyên gia cũng khuyến cáo người bị rối loạn lipid máu cần thực hiện các biện pháp điều trị bệnh mỡ máu như thay đổi lối sống hiệu quả.

Các biện pháp này bao gồm:

- Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung ăn rau xanh, hoa quả tươi và hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol, thực phẩm chiên rán,...

- Thường xuyên tập thể dục thể thao và tích cực vận động: Bạn nên dành ra ít nhất 30 phút/ngày để tập luyện. Thói quen tích cực này sẽ giúp hạ mỡ máu hiệu quả.

- Giảm cân: Béo phì làm cho tình trạng máu nhiễm mỡ trầm trọng hơn. Do đó, bạn nên giảm cân nếu đang bị thừa cân, béo phì.

- Hạn chế uống rượu, bia: Uống nhiều rượu, bia khiến triệu chứng máu nhiễm mỡ nặng hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng rượu bia làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc điều trị bệnh mỡ máu.

- Không hút thuốc lá: Thuốc lá chứa đến 7000 chất độc hại, trong đó có nicotine là độc nhất. Thói quen này cũng khiến tình trạng máu nhiễm mỡ khó kiểm soát.