Bệnh mỡ máu (rối loạn lipid máu, mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ) là tình trạng ngày càng phổ biến và tác động tiêu cực đến sức khỏe người mắc. Vậy, cách hạ mỡ máu thông qua chế độ ăn uống là như thế nào? Những chú ý đối với người bị rối loạn lipid máu là gì? Hãy tham khảo thông tin trong bài viết sau!
Bệnh mỡ máu là gì?
Bệnh mỡ máu là thuật ngữ chỉ tình trạng các chỉ số mỡ máu cao hoặc thấp hơn ngưỡng cho phép. Điều này ban đầu chưa có nhiều tác động đến sức khỏe nhưng nếu để lâu không phát hiện và điều trị sẽ gây ra các biến chứng như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên,…
Cholesterol là chất béo phân tử nên không thể di chuyển tự do trong máu. Bởi vậy, nó phải kết hợp với một loại protein tạo thành lipoprotein. Có 2 loại lipoprotein như sau:
- Liprotein mật độ thấp (LDL-cholesterol) chịu trách nhiệm vận chuyển cholesterol từ máu đến các mô.
- Lipoprotein mật độ cao (HDL-cholesterol) có nhiệm vụ loại bỏ LDL-cholesterol bằng cách đưa nó đến gan để được loại bỏ.
Ngoài ra, để nhận định bạn có bị bệnh mỡ máu hay không,cũng cần căn cứ vào một chỉ số nữa là triglyceride (chất béo trung tính).
Nhìn vào bảng trên có thể thấy, nếu bạn có chỉ số: Cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L, LDL-C > 3,3 mmol/L, triglycerid > 2,2 mmol/L hoặc HDL-C < 1,3 mmol/L thì được coi là bị mỡ máu cao.
Cách hạ mỡ máu nhờ chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến mỡ máu tăng cao. Do đó, nếu bạn có chế độ ăn lành mạnh, khoa học thì sẽ hạ được mỡ máu rất hiệu quả. Dưới đây là lời khuyên dành cho bạn:
- Ăn nhiều trái cây và rau củ: Trái cây và rau quả là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ và chất chống oxy hóa.
- Tăng tiêu thụ cá: Cá rất giàu omega-3 nên giúp làm giảm cholesterol. Các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá trích rất tốt cho sức khỏe.
- Giảm lượng thịt đỏ bạn ăn: Đây là thực phẩm giàu cholesterol nên bạn chỉ nên ăn 1 lần/tuần.
- Bổ sung các loại hạt trong chế độ ăn uống: Các loại hạt có chứa axit béo không bão hòa đa rất tốt cho người bị rối loạn lipid máu.
- Ăn ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu: Những thực phẩm này giàu chất xơ nên giúp giảm cholesterol hiệu quả. Bởi vậy, bạn nên tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu hàng ngày.
- Giảm thiểu tiêu thụ đường: Đường có thể làm tăng cholesterol, do đó bạn nên hạn chế ăn đường và các sản phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo ngọt,…
- Tránh đồ chiên rán: Đây là các thực phẩm gây hại cho sức khỏe người bị máu nhiễm mỡ.
- Sử dụng dầu ô liu: Đây là chất béo không bão hòa đa nên được khuyến nghị thay thế chất béo động vật. Bạn cũng có thể tiêu thụ dầu canola và dầu hướng dương để giảm cholesterol.
- Tiêu thụ lượng trứng vừa phải: Bạn nên ăn lòng trắng thay vì lòng đỏ trứng để hạn chế lượng cholesterol tiêu thụ.
- Tránh các thực phẩm giàu cholesterol: Thịt đỏ; Ngao, trai, thịt ốc xà cừ và tôm hùm; Lòng đỏ trứng; Sữa nguyên chất, pho mát béo và kem; Bơ và mỡ lợn.