Cholesterol toàn phần thấp có sao không? là câu hỏi được đặt ra trên rất nhiều diễn đàn. Theo các chuyên gia, khi chỉ số cholesterol toàn phần ở dưới mức cho phép sẽ gây ra nhiều biến chứng sức khỏe. Do đó, bạn cần tìm ra phương pháp để cải thiện chỉ số này một cách an toàn, hiệu quả.
Khi nào thì mức cholesterol được xem là thấp?
Theo các chuyên gia, nồng độ cholesterol trong máu được xem là bình thường khi ở mức giới hạn như sau:
+ Chỉ số cholesterol toàn phần < 200mg/dL.
+ Chỉ số HDL ≥ 60mg/dL.
+ Chỉ số LDL < 100mg/dL.
Giới hạn này đôi khi có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giới tính và độ tuổi. Giới hạn được xem là rất thấp nếu chỉ số cholesterol toàn phần < 120mg/gL hoặc chỉ số LDL < 40mg/dL.
Chỉ số cholesterol toàn phần thấp có sao không?
Trên thực tế, nếu chỉ số cholesterol toàn phần ở mức thấp kéo dài sẽ tác động xấu đến cơ thể. Do đó, nếu không kịp thời phát hiện sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng như:
- Gây rối loạn các hoạt động của tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh và sinh dục.
- Giảm chức năng sản xuất một số hormone của cơ thể.
- Tăng nguy cơ đột quỵ, xuất huyết.
- Gia tăng nguy cơ mắc các chứng lo lắng và trầm cảm.
- Gây mất trí nhớ và suy giảm trí nhớ.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và ung thư.
- Phụ nữ mang thai có khả năng sinh non hoặc sinh con nhẹ cân, nếu cholesterol quá thấp trong thai kỳ.
Chỉ số cholesterol toàn phần thấp gây đột quỵ não