Cuộc sống ít vận động, dung nạp quá nhiều đồ ăn nhanh, nhiều chất béo,... là nguyên nhân khiến trẻ em bị mỡ máu cao đang gia tăng một cách đáng báo động.
Cảnh báo: Tình trạng mỡ máu cao ở trẻ em đang ở mức báo động
Mỡ máu cao không chỉ là vấn đề sức khỏe của người lớn. 1 trong 5 trẻ em và thiếu niên có mức mỡ máu không đạt tiêu chuẩn. Mỡ máu cao có hại cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Trong năm 2014, hơn 7% trẻ em và thanh thiếu niên Mỹ bị mỡ máu cao, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, 1/5 số trẻ có cholesterol LDL cao hoặc cholesterol HDL thấp, theo phân tích dữ liệu khảo sát của Mỹ được công bố vào tháng 3/2015 tại Khoa Nhi JAMA.
Quá nhiều trẻ em và thiếu niên bị. Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, trẻ cần được đánh giá và tư vấn về cách cải thiện mức mỡ máu của chúng.
Nhiều trẻ em bị mỡ máu cao cũng đang chiến đấu với các vấn đề về trọng lượng, Joseph Mahgerefteh, MD, bác sĩ chuyên khoa nhi khoa tại Bệnh viện Y khoa và Nhi khoa Albert Einstein nói.
Kiểm tra cholesterol cho trẻ em
Năm 2011, Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia, một phần của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã ban hành các hướng dẫn về sàng lọc trẻ em bị mỡ máu cao. Họ khuyên các bác sĩ nên sàng lọc mỡ máu ở tất cả trẻ em ít nhất một lần trong độ tuổi từ 9 đến 11 và một lần nữa ở độ tuổi từ 17 đến 21.
Trẻ em có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm hoặc rối loạn mỡ máu, nên xét nghiệm sàng lọc lúc 2 tuổi.
Làm thế nào biết mức cholesterol cao của trẻ em?
Theo hướng dẫn về kết quả xét nghiệm lipid máu, mức bình thường đối với trẻ em (tính bằng miligam trên mỗi decilit (mg/dL) là:
- Tổng lượng cholesterol dưới 200
- LDL cholesterol dưới 130
- HDL cholesterol trên 40
- Chất béo trung tính (chất béo trong máu) ít hơn 130 ở trẻ em tuổi từ 10 đến 19
- Triglycerides dưới 100 ở trẻ dưới 10 tuổi
Một số trẻ em từ khi sinh ra đã thừa hưởng mỡ máu cao, được gọi là rối loạn mỡ máu gia đình (FH). "Ở những người khác, mỡ máu cao có liên quan đến béo phì", Tiến sĩ Mahgerefteh nói.
Kế hoạch hành động cho trẻ em bị mỡ máu cao
Thay đổi lối sống là hành động đầu tiên nếu trẻ em hoặc thiếu niên có mức mỡ máu cao.
Mahgerefteh nói: "Tôi cho họ trải qua 6 tháng với chế độ ăn kiêng và thay đổi lối sống". Trọng tâm là giảm cân nếu cần thiết, vận động cơ thể hàng ngày và ăn uống lành mạnh để giảm cholesterol .
Stephanie Quirantes, RDN, một chuyên viên dinh dưỡng tại Bệnh viện Nhi đồng Nicklaus ở Miami (Mỹ) cũng giúp trẻ em bị mỡ máu cao kiểm soát được nó. Thay vì thực hiện nhiều thay đổi cùng một lúc, cô đề nghị nên theo đuổi một lối sống lành mạnh hơn. Đề xuất của cô về thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ em như sau:
- Ngừng ăn thức ăn nhanh: Những loại thực phẩm này thường chứa quá nhiều chất béo bão hòa.
- Ăn nhiều salad, trái cây và rau.
- Tập trung vào chất béo tốt từ các nguồn thực vật. Nếu bạn đang nấu ăn với bơ, chuyển sang dầu ô liu.
- Thực hiện hoán đổi giúp bạn giảm mỡ: Nếu bạn thường mua bánh quy chứa kem sô-cô-la, hãy chuyển sang bánh xốp không có kem.
- Chuyển sang ăn cá hoặc ăn chay thay vì thịt hai hoặc ba lần một tuần.
Hoạt động thể chất là một điều quan trọng khác để thay đổi, Mahgerefteh và Quirantes đồng ý. Theo CDC, trẻ em và thiếu niên cần ít nhất 60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày, bao gồm hoạt động hiếu khí (như đi bộ nhanh), tăng cường cơ bắp và tăng cường xương (chạy hoặc nhảy). Để làm cho hoạt động thể chất cho trẻ em hấp dẫn hơn, Quirantes gợi ý:
- Cho trẻ tham gia vào một môn thể thao ở trường.
- Xem xét việc đưa trẻ, thanh thiếu niên đến phòng tập thể dục.
- Đi cùng nhau như một gia đình, có thể 20 phút sau bữa tối để hướng tới mục tiêu mục tiêu hàng ngày.
- Khuyến khích sự cạnh tranh thân thiện: "Nếu trẻ em tập thể dục cùng nhau hoặc anh chị em, chúng có thể thách thức lẫn nhau", cô nói.
Nếu con bạn bị mỡ máu cao, hãy nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của thuốc statin. Tùy thuộc vào loại statin, các loại thuốc này được FDA chấp thuận cho trẻ em từ 7 - 8 tuổi và có rối loạn mỡ máu gia đình. Điều trị sớm cho trẻ em bị mỡ máu cao là cơ hội tốt hơn để tránh đau tim khi còn nhỏ.
Tác dụng phụ của statin có thể bao gồm đau cơ, nhức đầu, buồn nôn. Statin có thể tương tác với các loại thuốc thông thường như thuốc kháng sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các loại thuốc này giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch bằng cách làm chậm xơ vữa động mạch, sự tích tụ mảng bám dẫn đến thu hẹp các động mạch.