Rối loạn lipid máu là tình trạng ngày càng phổ biến hiện nay. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vậy, hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả là gì? Cần lưu ý gì trong quá trình điều trị để đạt hiệu quả cao? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Rối loạn lipid máu là gì?
Rối loạn lipid máu (mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ) là tình trạng khá phổ biến và ngày càng trẻ hóa. Điều này xảy ra khi các chỉ số mỡ máu cao hoặc thấp hơn ngưỡng bình thường. Tình trạng ban đầu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nó sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Để xét nghiệm máu nhiễm mỡ, bác sĩ sẽ căn cứ vào 4 chỉ số: Cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-cholesterol và HDL-cholesterol. Khi cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L, LDL-C > 3,3 mmol/L, triglycerid > 2,2 mmol/L hoặc HDL-C < 1,3 mmol/L thì được coi là bị rối loạn lipid máu.
Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu
Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu khá đa dạng và đến từ nhiều hướng. Dưới đây là các lý do khiến bạn tình trạng mỡ máu tăng cao:
Rối loạn mỡ máu nguyên phát
Yếu tố di truyền gây ra rối loạn lipid máu nguyên phát. Nguyên nhân phổ biến của rối loạn lipid máu nguyên phát bao gồm:
- Tăng lipid máu kết hợp gia đình, phát triển ở thanh thiếu niên và thanh niên. Điều này có thể dẫn đến cholesterol cao.
- Hyperapp Beta Lipoproteinemia gia đình - đột biến trong một nhóm các lipoprotein LDL được gọi là apolipoprotein.
- Tăng triglyceride máu gia đình, dẫn đến mức chất béo trung tính cao.
- Tăng cholesterol máu gia đình hoặc đa gen đồng hợp tử - một đột biến trong các thụ thể LDL.
Rối loạn mỡ máu thứ phát
Rối loạn mỡ máu thứ phát là do các yếu tố lối sống hoặc điều kiện y tế can thiệp vào mức độ lipid máu theo thời gian. Nguyên nhân phổ biến của rối loạn lipid máu thứ phát bao gồm: Béo phì, đặc biệt là béo bụng; Bệnh tiểu đường; Suy giáp; Nghiện rượu; Hội chứng buồng trứng đa nang; Tiêu thụ quá nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa; Hội chứng Cushing; Bệnh viêm ruột, thường được gọi là IBS; Nhiễm trùng nặng, chẳng hạn như HIV; Phình động mạch chủ bụng.
Triệu chứng rối loạn lipid máu
Ban đầu, rối loạn lipid máu rất khó phát hiện vì các triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu chưa rõ nét, nhiều người thậm chí không biết mình bị bệnh. Lúc này, chỉ xét nghiệm máu mới có thể phát hiện bạn có bị rối loạn lipid máu hay không.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị, rối loạn lipid máu có thể ngày càng nặng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như xơ vữa động mạch. Lúc này, động mạch đến các cơ quan như não, tim, các chi, gan, thận,… bị xơ vữa, tích tụ mảng bám, khiến máu chảy qua lòng mạch khó khăn. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như đau tim, đau đầu, choáng váng, đau chân khi đi bộ hoặc leo cầu thang,…
Hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu
Để điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và có hướng xử trí kịp thời. Một số giải pháp giúp cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu, bao gồm:
Sử dụng thuốc
Các bác sĩ có thể kê toa một hoặc nhiều loại thuốc điều chỉnh lipid cho những người có cholesterol cao. Tình trạng này thường được điều trị bằng statin – một loại thuốc hạn chế sự sản sinh cholesterol trong gan. Nếu statin không làm giảm mức LDL-cholesterol và triglycerid, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc bổ sung, bao gồm: Ezetimibe, niacin, fibrate, chất cô lập axit mật, evolocumab và alirocumab, lomitapide và mipomersen.
Thay đổi lối sống
Người bị rối loạn lipid máu nên:
- Giảm tiêu thụ chất béo không lành mạnh, chẳng hạn như những chất có trong thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa, carbohydrate tinh chế, sôcôla, khoai tây chiên và thực phẩm chiên.
- Tập thể dục thường xuyên
- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, giảm cân nếu cần thiết
- Giảm hoặc tránh tiêu thụ rượu
- Bỏ hút thuốc
- Tránh ngồi trong thời gian dài
- Tăng tiêu thụ chất béo không bão hòa đa lành mạnh, như các loại hạt, cá, ngũ cốc nguyên hạt và dầu ô liu
- Ăn nhiều chất xơ từ trái cây, rau và ngũ cốc
- Ngủ ít nhất 6 - 8 tiếng mỗi đêm
- Uống nhiều nước