Các chuyên gia cho biết, khi lượng lipid trong máu cao sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Vậy, phải làm thế nào để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng này một cách tốt nhất? Nếu bạn đang mong muốn sở hữu câu trả lời chính xác và chi tiết nhất, đừng bỏ lỡ nội dung có trong bài viết sau!
Lượng lipid trong máu cao khi nào?
Để biết chính xác bạn có bị rối loạn lipid hay không, cần căn cứ vào 4 chỉ số mỡ máu là: Cholesterol toàn phần, triglycerid (chất béo trung tính), LDL-cholesterol và HDL-cholesterol. Mỗi chỉ số này đều có ngưỡng an toàn và bạn cần duy trì chúng trong ngưỡng này. Nếu chỉ số cao vượt ngưỡng thì có thể gây hại cho cơ thể.
Theo đó, nếu bạn có chỉ số: Cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L, LDL-C > 3,3 mmol/L, triglycerid > 2,2 mmol/L hoặc HDL-C < 1,3 mmol/L thì được coi là lipid trong máu tăng cao (rối loạn lipid máu).
Kiểm soát lipid trong máu cao bằng cách nào?
Mục đích của cải thiện rối loạn lipid máu là giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, điều này giúp ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các mảng xơ vữa, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Để kiểm soát tình trạng lipid trong máu cao, hãy tham khảo gợi ý sau:
Chế độ ăn uống lành mạnh
Cách tốt nhất để kiểm soát cholesterol là thông qua chế độ ăn uống. Do đó, việc xây dựng chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe khi bị rối loạn lipid máu là rất cần thiết. Một chế độ ăn lành mạnh bao gồm:
- Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo và cholesterol như: Mỡ động vật, nội tạng động vật, các loại thịt chế biến sẵn, đồ ăn nhanh,… Thay thế bằng các chất béo lành mạnh từ dầu thực vật như: Dầu ô liu, dầu đậu nành,… hay các loại cá béo như cá ngừ, cá hồi.
- Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo bão hòa chuyển hóa nhanh có nhiều trong đồ chiên, xào, bơ thực vật, hay các loại thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn như: Bim bim, bánh quy, kẹo dẻo,…
- Ăn nhiều các món chứa nguồn đạm tốt có tác dụng giảm nồng độ cholesterol toàn phần, chẳng hạn thịt nạc trắng (thịt gà, thịt cá) và các sản phẩm chế biến từ đậu nành.
- Bổ sung chất xơ và vitamin bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây, bởi chúng rất cần thiết để cơ thể chống hấp thụ cholesterol xấu.
- Thay thế tinh bột (gạo trắng, bánh mì trắng) bằng gạo lứt, yến mạch, bánh mì đen hay các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Luyện tập thể dục
Người bị tăng lipid trong máu có thể lựa chọn các bài tập đơn giản giúp nâng cao sức bền như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe,..
Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn cần kết hợp luyện tập thể dục để mang lại hiệu quả tốt hơn. Đặc biệt là những người làm công việc văn phòng, ngồi nhiều cần điều chỉnh chế độ vận động hợp lý với thể trạng và tính chất công việc để giảm LDL-cholesterol, ổn định huyết áp, tốt cho tim mạch.
Người bệnh có thể lựa chọn các bài tập đơn giản, làm tăng sức bền như: Chạy bộ, đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe,… Ưu tiên các bài tập cardio, cường độ nhẹ nhưng tập trong thời gian dài vì chúng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và có lợi cho tim mạch.
Thời gian luyện tập nên kéo dài 30 phút mỗi ngày và cố gắng duy trì tập đều đặn 5 buổi/ tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. Luyện tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp làm giảm các chỉ số cholesterol, LDL-cholesterol, điều trị hiệu quả rối loạn lipid máu ở mức độ nhẹ mà còn giúp cơ thể dẻo dai, săn chắc, tốt cho tim mạch.
Thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý
Tăng lipid trong máu gián tiếp gây ra các bệnh lý tim mạch, đột quỵ, suy thận,... Chính vì vậy, cách tốt nhất để kiểm soát là thay đổi lối sống lành mạnh bao gồm:
- Bỏ thuốc lá.
- Hạn chế đồ uống chứa cồn như: Bia, rượu, cà phê,…
- Ngủ đủ giấc.
- Uống nhiều nước.
- Không làm việc quá sức.
- Kiểm soát căng thẳng.