Máu nhiễm mỡ là căn bệnh ngày càng có nhiều người mắc, đặc biệt là người trẻ. Đây là tình trạng đáng báo động. Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng này?
Thói quen xấu khiến người bị máu nhiễm mỡ ngày càng trẻ hóa
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỉ lệ người mắc ở Việt Nam tăng nhanh nhất ở độ tuổi từ 35 cho đến 44 tuổi với tỷ lệ là 41,7%. Hiện nay, số người mắc căn bệnh này ngày càng trẻ hóa do những thói quen sống tiêu cực, cụ thể như sau:
- Sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, thức ăn nhanh: Người trẻ hiện nay bị kéo theo guồng quay nên có rất ít thời gian nấu ăn. Chính vì thế, họ chọn giải pháp thức ăn nhanh để giải quyết nhu cầu ăn uống. Đồ ăn nhanh chứa nhiều chất béo và tinh bột, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì và hàng loạt các bệnh lý liên quan như: Mỡ máu cao, tăng huyết áp, tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim...
- Uống nhiều rượu bia: Uống rượu bia khi tan sở, nhậu nhẹt hàng ngày là thói quen của nhiều bạn trẻ. Việc ăn uống nhiều chất đạm vào buổi tối thường xuyên khiến chúng bám vào thành mạch máu, lâu ngày, dẫn đến xơ vữa động mạch, mỡ máu cao.
- Lười vận động: Nhiều bạn trẻ dành thời gian bên các thiết bị điện tử thay vì tập thể dục, thể thao. Điều này dẫn đến béo phì, thừa cân, là nguyên nhân gây mỡ máu cao.
- Người trẻ thường có tâm lý chủ quan về sức khỏe, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm của mỡ máu cao và làm cho tỷ lệ người trẻ bị bệnh này ngày càng gia tăng chóng mặt.
Thay đổi lối sống để ngăn ngừa mỡ máu cao
Loại bỏ những thói quen xấu sẽ giúp bạn ngăn ngừa mỡ máu cao hiệu quả. Hãy áp dụng những điều sau đây:
#1. Ăn thức ăn có lợi cho tim
- Chọn chất béo lành mạnh hơn: Chất béo bão hòa được tìm thấy chủ yếu trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa, làm tăng cholesterol toàn phần và cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL). Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên nạp ít hơn 7% lượng calo hàng ngày từ chất béo bão hòa. Hãy lựa chọn thịt nạc, sữa ít chất béo và chất béo không bão hòa trong dầu ô liu và dầu hạt cải.
- Loại bỏ chất béo trans: Chất béo trans làm tăng cholesterol "xấu" và làm giảm cholesterol "tốt", do đó, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao cho bạn. Loại chất béo này có thể được tìm thấy trong thực phẩm chiên rán và nhiều sản phẩm thương mại, như bánh quy và bánh snack. Hãy hạn chế tối đa các loại thực phẩm này.
- Ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3: Axít béo omega-3 không ảnh hưởng đến cholesterol LDL. Chúng có lợi cho tim, giúp tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), giảm triglycerid - một loại chất béo trong máu và giảm huyết áp. Một số loại cá - chẳng hạn như cá hồi, cá thu và cá trích rất giàu axit béo omega-3. Các nguồn axit béo omega-3 khác bao gồm quả óc chó, hạnh nhân và hạt lanh.
- Tăng chất xơ hòa tan: Có hai loại chất xơ - hòa tan và không hòa tan. Cả hai đều có lợi ích sức khỏe tim mạch nhưng chất xơ hòa tan cũng giúp giảm mức LDL của bạn. Bạn có thể thêm chất xơ hòa tan vào chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách ăn yến mạch và bột yến mạch, trái cây, đậu và rau.
- Bổ sung whey protein: Whey protein là một trong hai loại protein có nhiều trong các sản phẩm từ sữa. Whey protein có nhiều lợi ích sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, whey protein giúp làm giảm cả LDL và cholesterol toàn phần.
#2. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục có thể cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ. Hoạt động thể chất vừa phải có thể giúp tăng cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) hay còn gọi là “cholesterol tốt”. Hãy tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Hãy bổ sung các hoạt động thể chất có thể giúp bạn bắt đầu giảm cân. Một số hoạt động bao gồm:
- Đi bộ nhanh hàng ngày trong giờ ăn trưa của bạn
- Đi xe đạp đến nơi làm việc
- Bơi lội
- Chơi một môn thể thao yêu thích
#3. Bỏ thuốc lá
Nếu bạn hút thuốc, hãy dừng lại. Bỏ thuốc lá có thể cải thiện mức cholesterol HDL và nhiều lợi ích cho sức khỏe khác.
Trong vòng 20 phút sau khi ngưng hút thuốc, huyết áp và nhịp tim của bạn giảm. Trong vòng một năm, nguy cơ mắc bệnh tim của bạn chỉ bằng một nửa so với người hút thuốc. Trong vòng 15 năm, nguy cơ mắc bệnh tim của bạn tương tự như một người không bao giờ hút thuốc.
#4. Giảm cân
Tăng cân làm tăng cholesterol. Giảm 5% - 10% trọng lượng cơ thể có thể cải thiện mức cholesterol. Nếu bạn ăn khi bạn đang buồn chán hoặc thất vọng, hãy tập một môn thể thao yêu thích. Nếu bạn chọn thức ăn nhanh cho bữa trưa mỗi ngày, hãy chuẩn bị thức ăn từ nhà. Kết hợp nhiều hoạt động hơn vào thói quen hàng ngày của bạn, như sử dụng cầu thang bộ thay vì đi thang máy, đỗ xe xa hơn văn phòng làm việc để đi bộ nhiều hơn.
#5. Uống rượu trong chừng mực
Giảm lượng rượu sẽ giúp cholesterol HDL cao hơn. Nếu bạn uống rượu, hãy giữ chúng trong chừng mực. Bạn chỉ nên uống rượu tối đa một lần một ngày đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi và nam giới trên 65 tuổi. Uống tối đa 2 ly mỗi ngày đối với nam giới từ 65 tuổi trở xuống.
Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tăng huyết áp, suy tim và đột quỵ.