Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành máu nhiễm mỡ. Hiểu rõ máu nhiễm mỡ kiêng ăn gì và nên ăn gì sẽ giúp bạn lên chiến lược ăn uống khoa học, tránh hình thành bệnh mỡ máu và ngăn chặn hiệu quả các biến chứng máu nhiễm mỡ nguy hiểm. Tìm hiểu về các loại thực phẩm cần kiêng và nên bổ sung khi bị bệnh mỡ trong máu cao ở bài viết dưới đây.
Máu nhiễm mỡ là gì?
Máu nhiễm mỡ là tình trạng không hiếm trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên, không ít người biết máu nhiễm mỡ là gì?
Bình thường, trong máu có chứa cholesterol, đây là chất có vai trò quan trọng trong việc cấu thành nên các tế bào, là chất chống oxy hóa,… Nếu lượng cholesterol vừa phải, nó sẽ hữu ích nhưng nếu tăng quá cao, nó sẽ gây nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe.
Máu nhiễm mỡ (cholesterol cao, mỡ máu cao, rối loạn lipid máu) là tình trạng các chỉ số mỡ máu trong cơ thể cao vượt ngưỡng bình thường. Hãy xem bảng chỉ số mỡ máu dưới đây:
Trong đó:
- Cholesterol toàn phần là tổng của LDL cholesterol + HDL cholesterol + cholesterol (Triglyceride x 0.20)
- HDL – cholesterol: Lipoprotein tỷ trọng cao, tốt cho cơ thể
- LDL – cholesterol: Lipoprotein tỷ trọng thấp, có hại cho cơ thể
- Triglyceride: Chất béo trung tính. Nếu chỉ số này cao, nó sẽ gây hại cho cơ thể
Cơ thể khó có thể nhận biết được các chỉ số này cao hay thấp mà cần xét nghiệm máu. Do đó, bạn nên khám sức khỏe định kỳ để được chẩn đoán và điều trị máu nhiễm mỡ sớm.
Máu nhiễm mỡ kiêng gì và nên ăn gì?
Một trong những nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ phổ biến là chế độ ăn uống thiếu khoa học, lành mạnh. Do đó, để điều trị và ngăn ngừa bệnh mỡ máu, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:
Máu nhiễm mỡ kiêng gì tốt?
Các loại thực phẩm sau bạn nên tránh để giảm LDL và tăng nồng độ cholesterol HDL:
1. Dầu canola và các loại dầu thực vật đã qua chế biến khác
Khi dầu canola trải qua quá trình hydro hóa, nó trở thành loại dầu hydro hóa một phần, điều này làm tăng mức chất béo chuyển hóa. Đây là một nhóm chất béo làm tăng cholesterol LDL và giảm mức cholesterol HDL. Các loại dầu khác có chứa axit béo chuyển hóa bao gồm dầu ngô, dầu cây rum, dầu đậu nành,...
2. Khoai tây chiên và các loại thực phẩm đóng gói khác
Một số nghiên cứu cho thấy, 66% lượng calo tiêu thụ bởi công dân Hoa Kỳ đến từ thực phẩm đóng gói và đồ uống. Bởi vì thức ăn vặt dẫn đến tỷ lệ béo phì và mức cholesterol cao hơn. Bạn nên tránh các món ăn vặt không lành mạnh, chẳng hạn như khoai tây chiên, bánh quy giòn, thức ăn chiên và các loại thực phẩm đóng gói khác.
3. Bánh quy và các loại đường khác
Đường trong chế độ ăn uống là nguyên nhân của bệnh béo phì, một số bệnh mạn tính và các yếu tố nguy cơ tim mạch. Nghiên cứu cho thấy rằng, các loại đường bổ sung có liên quan đến tăng cholesterol LDL, tăng triglyceride và giảm cholesterol HDL.
4. Thịt xông khói và các loại thịt chế biến khác
Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy, thịt chế biến có liên quan đến bệnh tim mạch và tử vong do đột quỵ. Bằng chứng cho thấy rằng, tiêu thụ thịt chế biến làm tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe tim mạch.
5. Rượu
Uống quá nhiều rượu làm tăng huyết áp và mức chất béo trung tính, trong khi mức tiêu thụ rượu vừa phải (tối đa 5ml mỗi ngày) có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
6. Sữa và các sản phẩm sữa thông thường khác
Chất béo trong sữa chứa nhiều axit béo và có tác động tiêu cực đến các lipoprotein giàu cholesterol. Các axit béo bão hòa như axit lauric và axit myristic, làm tăng tổng lượng cholesterol huyết tương, đặc biệt là LDL. Nghiên cứu cho thấy rằng, việc thay thế các axit béo bão hòa, axit béo chuyển hóa với chất béo không bão hòa đa làm giảm mức cholesterol LDL và có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
7. Sản phẩm ngũ cốc tinh chế
Một chế độ ăn giàu carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, bánh ngô, bánh mì tròn và mì ống, có tác động tiêu cực đến mức cholesterol HDL của bạn. Các nghiên cứu cho thấy rằng, những loại ngũ cốc tinh chế gây chỉ số đường huyết cao và việc tiêu thụ các loại carbohydrate này dẫn đến nguy cơ cao hơn đáng kể máu nhiễm mỡ.
Ăn gì chữa mỡ trong máu?
Một số loại thực phẩm giúp cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ. Chúng bao gồm:
1. Trứng
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, tiêu thụ trứng ít ảnh hưởng đến cholesterol LDL và thực sự có thể cải thiện mức cholesterol HDL.
2. Chocolate đen
Chocolate đen có chứa flavonoid, là chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy sức khỏe tim mạch và làm giảm mức cholesterol cũng như mảng bám động mạch.
3. Rau xanh, hoa quả tươi
Đây đều là các thực phẩm lành mạnh, tốt cho cơ thể, đặc biệt là người bị máu nhiễm mỡ. Do đó, hãy bổ sung những thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày.
4. Các loại cá biển
Các loại thực phẩm này chứa nhiều omega-3 rất tốt cho sức khỏe. Bạn nên ăn nhiều cá hồi, cá trích,… để cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ.