Máu nhiễm mỡ là tình trạng khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Sử dụng thuốc điều trị máu nhiễm mỡ là cách đơn giản, nhanh chóng được nhiều người lựa chọn hiện nay. Trong các loại thuốc được chỉ định cho người bị cholesterol cao, Cholestyramin thường được sử dụng. Vậy, thuốc này có ưu, nhược điểm gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Máu nhiễm mỡ là gì và làm cách nào để nhận biết bệnh mỡ máu?

Dù máu nhiễm mỡ là bệnh khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết máu nhiễm mỡ là gì và có cách nào để nhận biết bệnh? Tìm hiểu ngay dưới đây:

Máu nhiễm mỡ là tình trạng các chỉ số mỡ máu cao vượt ngưỡng cho phép, gây hại đến sức khỏe tim mạch nói riêng và toàn cơ thể nói chung.

20201021_mot-so-dau-hieu-roi-loan-lipid-mau-thuong-gap-nhat.jpg

Máu nhiễm mỡ gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe

Thông thường, có 4 chỉ số mỡ máu mà bạn cần quan tâm, đó là:

- Cholesterol toàn phần

- LDL-cholesterol

- HDL-cholesterol

- Triglyceride

Mời bạn xem bảng chỉ số mỡ máu sau đây để biết về ngưỡng không an toàn cho sức khỏe của các chỉ số trên:

Dấu hiệu máu nhiễm mỡ ban đầu không rõ ràng nên nhiều người không biết mình có bệnh cho đến khi đi khám sức khỏe. Tuy nhiên, khi bạn thấy mình có các dấu hiệu dưới đây thì nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh mỡ máu sớm.

- Xuất hiện những cơn đau tim thoáng qua

- Chân tay lạnh, tê bì

- Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi.

Đây có thể là dấu hiệu bạn đã bị xơ vữa động mạch, gây tắc nghẽn mạch máu đến tim, não, các chi,… Khi có các dấu hiệu này thì bệnh mỡ máu cũng đã khá nghiêm trọng. Do vậy, lời khuyên hữu ích nhất là bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 -12 tháng/lần để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm, tránh những biến chứng không đáng có.

Thuốc điều trị máu nhiễm mỡ Cholestyramin có ưu, nhược điểm gì?

Thuốc điều trị máu nhiễm mỡ Cholestyramin được khá đông đảo người bị mỡ máu cao sử dụng. Vậy, ưu, nhược điểm của thuốc này là gì?

Ưu điểm của Cholestyramin

Cholestyramin liên kết với các axit mật trong ruột non, ngăn ngừa sự tái hấp thu của chúng. Axit mật có nguồn gốc từ cholesterol và cần thiết để giúp tiêu hóa chất béo trong chế độ ăn uống của bạn. Khi Cholestyramin liên kết với các axit mật, chúng trở nên cạn kiệt và sẽ không tái hấp thu. Để tạo ra nhiều axit mật hơn, cholesterol sẽ được loại bỏ khỏi dòng máu và chuyển thành axit mật. Hoạt động này làm giảm mức cholesterol của bạn.

Cholestyramin là thuốc hạ cholesterol thuộc nhóm thuốc gắn axit mật. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Cholestyramin chủ yếu làm giảm khoảng 15% cholesterol LDL. Cholestyramin cũng đã được chứng minh làm chậm sự tiến triển của xơ vữa động mạch.

Tác dụng phụ của Cholestyramin

Táo bón là tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng Cholestyramin. Các tác dụng phụ khác bao gồm:

- Đầy hơi

- Buồn nôn

- Nôn mửa

- Đau bụng và khó chịu

Các tác dụng phụ khác đã được báo cáo khi sử dụng cholestyramine kéo dài: Tăng chảy máu có thể xảy ra do giảm vitamin K. Ngoài ra, thay đổi men gan và làm mòn men răng cũng dễ xảy ra khi uống rượu cùng với thuốc này trong thời gian dài.

 buon-non-phai-lam-sao-1.jpg

Buồn nôn là một trong những tác dụng phụ thường gặp của Cholestyramin

Các loại thuốc sau đây có thể tương tác với Cholestyramin, làm giảm hiệu quả của thuốc. Nhà sản xuất khuyên bạn không nên dùng bất kỳ loại thuốc hoặc thuốc bổ sung nào khác ít nhất một giờ trước hoặc 4 - 6 giờ sau khi uống Cholestyramine. Nếu bạn được yêu cầu uống một trong các loại thuốc hoặc chất bổ sung được liệt kê dưới đây, hãy theo dõi sát sao các tác dụng phụ bất thường:

- Hormone tuyến giáp

- Lanoxin

- Thuốc tránh thai

- Thuốc hạ cholesterol

- Các tác nhân chống viêm không steroid (NSAID)

- Corticosteroid

- Thuốc lợi tiểu

- Coumadin

- Các vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E và K)

- Thuốc chống co giật, chẳng hạn như Dilantin và Phenobarbital

Điều trị máu nhiễm mỡ cần chú ý những gì?

Khi điều trị máu nhiễm mỡ, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Không tự ý sử dụng thuốc hoặc ngừng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

- Trong quá trình điều trị bệnh, nên thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học: Tập luyện, tăng cường vận động ít nhất 30 phút/ngày; Kiểm soát trọng lượng phù hợp; Bổ sung rau xanh, hoa quả tươi vào khẩu phần ăn hàng ngày; Tránh sử dụng rượu bia, hút thuốc lá,…

- Nên đi khám bệnh định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần để phát hiện và điều trị bệnh nhanh chóng, phù hợp.