Nhiều người thường quan niệm máu nhiễm mỡ chỉ xuất hiện ở người lớn, do nguy cơ trẻ em bị máu nhiễm mỡ là rất thấp. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hết sức sai lầm, theo thống kê tại các cơ sở y tế, số lượng tiếp nhận trường hợp máu nhiễm mỡ ở trẻ ngày một gia tăng, Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên, và điều này đe dọa đến sức khỏe của trẻ như thế nào? Hãy cùng tham khảo các thông tin trong bài viết sau!

Máu nhiễm mỡ là gì?

Máu nhiễm mỡ (mỡ máu cao) là tình trạng bất thường của các chỉ số mỡ máu. Thông thường, giới hạn an toàn của 4 chỉ số mỡ máu như sau:

- Cholesterol toàn phần: < 5,2 mmol/L.

- LDL-cholesterol: < 3,3 mmol/L.

- Triglyceride: < 2,2 mmol/L.

- HDL-cholesterol: > 1,3 mmol/L.

Nếu cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglyceride cao hơn hoặc HDL-cholesterol thấp hơn mức ở trên thì bạn đã bị mỡ máu cao. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị máu nhiễm mỡ

Mỡ máu cao là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm, thường gặp ở người trung tuổi. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đời sống, độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Thậm chí trẻ nhỏ cũng có nguy cơ bị mỡ máu cao. Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này:

Béo phì

Nguy cơ bị mỡ máu cao ở những trẻ thừa cân, béo phì là rất lớn. Nếu trẻ phát triển cân nặng quá mức, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế, xét nghiệm và kiểm tra thường xuyên. Bởi lượng mỡ trong cơ thể cao là một trong những nguyên nhân khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

tre-beo-phi.jpg

Béo phì là nguyên nhân gây mỡ máu ở trẻ

Chế độ ăn uống không hợp lý

Ngày nay, các loại thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều đường,... là lựa chọn yêu thích của nhiều trẻ nhỏ. Việc ăn quá nhiều thực phẩm này, kết hợp thói quen lười ăn rau xanh, hoa quả, gây mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng mỡ máu cao. Do đó, bạn cần thiết lập cho trẻ một chế độ ăn hợp lý, bổ sung đầy đủ thực phẩm vào bữa ăn hàng ngày.

Lười vận động

Cuộc sống công nghệ với sự xuất hiện của những món đồ chơi như: Ipad, điện thoại, trò chơi điện tử, tivi,… khiến trẻ lười vận động, luôn ngồi lì một chỗ. Điều này làm cho lượng chất béo dư thừa trong cơ thể không được chuyển hóa, khi chúng tích tụ và vượt quá kiểm soát sẽ gây ra tình trạng mỡ máu cao.

Di truyền

Mỡ máu cao là chứng bệnh mang tính chất di truyền. Nghĩa là, nếu trong gia đình có người thân bị máu nhiễm mỡ hoặc mắc các bệnh về tim mạch thì nguy cơ con cái đối mặt với rối loạn mỡ máu là rất cao. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai bị máu nhiễm mỡ sẽ khiến đứa trẻ sinh ra rất dễ bị bệnh.

Trẻ em bị máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Máu nhiễm mỡ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

Bệnh viêm tụy

Viêm tụy là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi máu nhiễm mỡ, do hàm lượng triglyceride cao có thể gây sưng tuyến tụy, đi kèm với những biểu hiện như: Đau bụng đi ngoài dữ dội, sốt, nôn, thở nhanh, nhịp tim nhanh.

Bệnh tiểu đường

Tác hại của máu nhiễm mỡ có thể gây ra bệnh tiểu đường type 2 và ngược lại. Mối liên hệ này đã được các nhà khoa học chứng minh, nhất là với trường hợp trẻ thừa cân, béo phì có chỉ số cholesterol tốt thấp, sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Bệnh gan

Mỡ máu cao khiến lượng triglyceride cao làm gia tăng nguy cơ bị gan nhiễm mỡ, và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh gan mạn tính như xơ gan, hay ung thư gan...

Bệnh tim mạch

Khi xuất hiện các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, kết hợp với nồng độ triglyceride quá mức sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cho trẻ.

3 cách chấm dứt nỗi lo máu nhiễm mỡ ở trẻ

Theo công bố mới nhất, trẻ em là đối tượng hoàn toàn có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao và tỷ lệ này đang ngày càng gia tăng. Do đó, cha mẹ nên chủ động đưa ra các biện pháp phòng tránh rối loạn mỡ máu như sau:

Điều chỉnh chế độ ăn

Trong thời gian điều trị máu nhiễm mỡ, cha mẹ nên xây dựng cho trẻ một chế độ ăn khoa học. Ngoài bổ sung các dưỡng chất cần thiết để cung cấp năng lượng, bữa ăn của trẻ cần được tăng cường nhiều rau xanh và trái cây. Điều này giúp cung cấp vitamin và khoáng chất, tăng cường trao đổi chất, giảm sự hấp thụ cholesterol tại đường ruột. Bên cạnh đó, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ tiêu thụ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, nội tạng động vật… bởi chúng vừa không có lợi cho hệ tiêu hóa, vừa khiến lượng mỡ tích tụ nhiều hơn.

Hình thành thói quen khoa học

Điều này hết sức quan trọng, giúp cho trẻ vừa hình thành thói quen tốt, đồng thời tăng sức đề kháng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Cụ thể, cha mẹ nên hình thành cho trẻ thói quen sinh hoạt ăn ngủ đúng giờ giấc. Có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, các bữa xế nên cho trẻ dùng cháo, súp để dễ tiêu hóa hơn.