Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid cho người bị bệnh giai đoạn nặng cần phải dùng thuốc thì mới giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Vậy, 4 nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu hiện nay là gì và chúng có ưu, nhược điểm ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

4 nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu hiện nay là gì?

Nhóm Statin

- Đây là nhóm thuốc chữa bệnh mỡ máu thông dụng nhất được sử dụng nhất và có nhiều hiệu quả hạ mỡ máu. Nhóm thuốc này ức chế men HMG-CoA Reductase, hạn chế quá trình sinh tổng hợp cholesterol ở tế bào, giảm cholesterol toàn phần, giảm lipoprotein tỷ trọng thấp LDL. Ngoài tác dụng hạ mỡ máu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, nhóm thuốc này còn có tác dụng ổn định mảng xơ vữa, giảm sự kết dính của tiểu cầu, chống viêm,… Chính vì những tác dụng này, hiện nay, nhóm thuốc hạ mỡ máu statin được sử dụng rất phổ biến để giúp hạ cholesterol toàn phần và một phần nhỏ triglycerid.

- Ngoài những tác dụng như đã phân tích ở trên, statin được chuyển hóa qua gan nên có rất nhiều tác dụng phụ: Đầy bụng, khó tiêu, đau đầu, tăng men gan, đau cơ (hoại tử cơ vân). Chính vì vậy, người bị suy thận, gan, có thai không được sử dụng nhóm thuốc này.

statin.jpg

Nhóm Statin trong điều trị mỡ máu

Nhóm Fibrat

- Đây là nhóm thuốc đã được chỉ định cho người bị rối loạn lipid máu từ lâu. Cơ chế của nhóm thuốc này giúp làm giảm sinh, tổng hợp cholesterol, đặc biệt là triglycreid, ưu tiên cho người có chỉ số triglycerid cao.

- Tác dụng phụ của nhóm thuốc này là làm tăng men gan, đau đầu, chóng mặt, đầy bụng, khó tiêu, làm trầm trọng thêm bệnh sỏi mật nên những người bị máu nhiễm mỡ kèm theo sỏi mật không nên dùng các loại thuốc thuộc nhóm này.

Nhóm thuốc Ezetimibe

- Đây là nhóm thuốc mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Cơ chế của Ezectimibe là tác động vào ruột, ngăn ngừa quá trình hấp thu cholesterol ngay từ ruột. Tuy nhiên, hiệu quả giảm cholesterol toàn phần và triglycerid yếu hơn so với 2 nhóm thuốc trên.

- Tác dụng phụ của nhóm thuốc này là rối loạn tiêu hóa, dị ứng,…

Điều trị thay thế bằng hormone sinh dục nữ (Estrogen)

Đây là nhóm thuốc khá hiệu quả để giảm mỡ máu và thường được sử dụng cho người bị bệnh là phụ nữ đã mãn kinh. Tuy nhiên, đây là “con dao 2 lưỡi” gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.

Ngoài ra, người bị máu nhiễm mỡ có thể điều trị thay thế với Omega-3 để giảm mỡ máu hiệu quả.

Sản phẩm thiên nhiên từ thảo dược giúp cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ

Như phân tích ở trên, người bị máu nhiễm mỡ có thể dùng thuốc điều trị máu nhiễm mỡ nhưng hãy cẩn trọng vì thuốc có không ít tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu hiệu quả, người mắc cần kết hợp thay đổi lối sống và sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược thiên nhiên.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh, người mắc máu nhiễm mỡ cần thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống ngay từ hôm nay để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh mỡ máu hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên cụ thể:

- Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục, thể thao tối thiểu là 30 phút mỗi ngày và 5 lần/tuần. Các bài tập nhẹ nhàng mà người dùng hoàn toàn có thể áp dụng như đi bộ, chạy bộ, bơi, đạp xe,…

- Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả thay vì các thực phẩm nhiều cholesterol như trứng, phủ tạng động vật, hạn chế dùng mỡ động vật mà nên thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hạt cải,…

- Sử dụng rượu, bia trong chừng mực: Rượu, bia là nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ, xơ gan. Chính vì vậy, hãy hạn chế uống rượu, bia để bảo vệ lá gan của mình và sức khỏe toàn trạng của cơ thể.

- Không hút thuốc lá: Thuốc lá chứa nhiều chất độc nguy hiểm với sức khỏe nên hãy kiêng cũng như từ bỏ thói quen hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.

- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ cũng như áp dụng đúng phác đồ điều trị bệnh mỡ trong máu cao, tránh việc tự ý sử dụng thuốc bởi nó có nhiều tác dụng phụ rất đáng lo ngại.