Trong xã hội phát triển, tỷ lệ người mắc các bệnh về mỡ máu ngày một tăng. Xét nghiệm mỡ máu được biết tới là phương pháp để xác định tình trạng bệnh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm mỡ máu chính xác. 

Mỡ máu là gì? Các thành phần có trong mỡ máu

Mỡ máu là chất béo – gồm nhiều thành phần khác nhau và giữ vai trò quan trọng cho sự sống của con người. Khi một trong các thành phần có sự bất thường đồng nghĩa với việc cơ thể đang gặp một số vấn đề.

Trong mỡ máu, có 2 loại là Cholesterol và Triglyceride. Chúng di chuyển trong máu nhờ các phần tử được biết đến với tên gọi lipoprotein. Mỗi lipoprotein sẽ mang theo sự kết hợp gồm 4 thành phần: Protein, Triglyceride, Cholesterol và Phospholipid. Tùy thuộc vào mật độ các thành phần trong lipoprotein mà chúng được phân thành: Lipoprotein mật độ cao (HDL), lipoprotein mật độ trung gian (IDL), lipoprotein mật độ thấp (LDL) và lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL).

Tuy nhiên, không phải tất cả các thành phần này đều hiển thị trong kết quả xét nghiệm mỡ máu. Kết quả xét nghiệm mỡ máu thường cho biết các chỉ số về: Cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL-Cholesterol và LDL-Cholesterol.

Cac-thanh-phan-co-trong-mo-mau-gom-hdl-c-ldl-c-cholesterol-toan-phan-va-triglyceride.webp

Các thành phần có trong mỡ máu gồm HDL-C, LDL-C, Cholesterol toàn phần và Triglyceride

Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm mỡ máu

Dựa vào các chỉ số trên giấy xét nghiệm mỡ máu và tình trạng người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán, đánh giá chính xác nhất. Dưới đây là ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm mỡ máu mà người bệnh có thể thấy:

Cholesterol toàn phần trong xét nghiệm mỡ máu

Cholesterol là một dẫn chất cần thiết trong việc hình thành màng tế bào, hormon và axit mật. Chỉ số Cholesterol toàn phần cho biết tổng lượng cholesterol trong máu. Ở người bình thường, mức Cholesterol trong máu chỉ ở dưới 5,0 mmol/L.

Tuy nhiên trong một số trường hợp dưới đây, chỉ số Cholesterol toàn phần sẽ cao hay thấp hơn mức bình thường. Cụ thể là:

  • Hiện tượng “tăng Cholesterol máu gia đình”: Là hiện tượng mà người trong gia đình sinh ra với LDL-C cao hơn bình thường. Ở đối tượng này, cần phát hiện sớm để đánh giá và theo dõi nguy cơ về tim mạch.
  • Ở người đang mắc các bệnh cấp tính, sau cơn đau tim hoặc gặp tình trạng căng thẳng, chỉ số Cholesterol toàn phần sẽ thấp hơn mức bình thường. 
  • Ở phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, chỉ số Cholesterol toàn phần cũng cao hơn bình thường.
  • Các đối tượng đang sử dụng thuốc corticoid đường uống, thuốc chẹn beta, thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu thiazid,... cũng cho chỉ số cao hơn mức ổn định.

Luong-cholesterol-toan-phan-trong-mau-giup-xac-dinh-nhieu-benh-ly.webp

Lượng cholesterol toàn phần trong máu giúp xác định nhiều bệnh lý

>>> XEM THÊM: Các thông tin về bệnh máu nhiễm mỡ

Chỉ số HDL-C trong xét nghiệm mỡ máu

HDL-Cholesterol được biết tới là một lipoprotein tốt. HDL vận chuyển cholesterol dư thừa ra khỏi các mô và mang chúng đến gan để loại bỏ. Chỉ số HDL-C trong xét nghiệm mỡ máu ở người khỏe mạnh là trên 1,3 mmol/L.

Chỉ số HDL-C được sử dụng để đánh giá nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, từ đó xây dựng hướng điều trị hiệu quả. Khi chỉ số này càng thấp, nguy cơ mắc bệnh về tim mạch càng cao. Điều này có thể là do khi lượng HDL giảm, LDL tăng cao dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu.

Chỉ số HDL-C cũng bất thường ở các đối tượng mắc bệnh cấp tính, người mang thai và đang gặp các vấn về căng thẳng kéo dài.

Chỉ số LDL-C trong xét nghiệm mỡ máu

LDL-C được coi là một lipoprotein không tốt do nó làm tồn đọng cholesterol thừa trong thành mạch máu. Chính vì vậy, khi nồng độ LDL-C cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và khả năng mắc các bệnh lý về tim mạch. Ở người bình thường, chỉ số LDL-C trong xét nghiệm mỡ máu là dưới 3,3 mmol/L.

Bên cạnh đó, chỉ số LDL-C còn được sử dụng để đánh giá hiệu quả điều trị đối với những người đang có tiến triển các bệnh tim mạch.

Chỉ số Triglyceride trong xét nghiệm mỡ máu

Chỉ số Triglyceride cho biết lượng chất béo trung tính có trong máu, hầu như được tìm thấy ở mô mỡ, được chuyển hóa từ thức ăn. Nồng độ chất béo trung tính ở người bình thường trong xét nghiệm mỡ máu dưới 1,7 mmol/L.

Chỉ số Triglyceride tăng có liên quan đến một số bệnh lý như: Suy giảm chức năng tuyến giáp, béo phì, tiểu đường hay bị rối loạn chuyển hóa,... Đây đều là những bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.

Nồng độ Triglyceride tăng rất cao, lên đến 10-15 mmol/L có thể cho thấy nguy cơ mắc bệnh viêm tụy.

Chi-so-triglyceride-tang-rat-cao-thuong-lien-quan-den-benh-viem-tuy.webp

Chỉ số Triglyceride tăng rất cao thường liên quan đến bệnh viêm tụy 

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm mỡ máu

Khi thực hiện xét nghiệm mỡ máu, người bệnh cần lưu ý một số các điều sau:

  • Thời điểm thực hiện xét nghiệm mỡ máu tốt nhất là buổi sáng.
  • Người bệnh cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm 8 giờ đồng hồ để không ảnh hưởng kết quả. Ngừng sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, rượu bia hay cà phê.
  • Đối với người trên 20 tuổi thì việc xét nghiệm mỡ máu nên được tiến hành 5 năm/lần. Việc xét nghiệm giúp các bác sĩ sẽ theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh, từ đó đưa ra hướng điều trị sớm nhất.

Biện pháp giúp kiểm soát chỉ số mỡ máu ở mức an toàn

Để kiểm soát các chỉ số mỡ máu, bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh nên thay đổi lối sống, sinh hoạt kết hợp sử dụng thêm thảo dược thiên nhiên.

Thay đổi lối sống, sinh hoạt

Thay đổi lối sống có vai trò quan trọng trong việc cải thiện các chỉ số xét nghiệm. Dưới đây là một số điều người bệnh cần lưu ý:

  • Ngủ đủ giấc, tập thể dục mỗi ngày.
  • Bổ sung đủ 2 lít nước, nên uống nhiều vào buổi sáng.
  • Tăng cường chất xơ, vitamin.
  • Hạn chế các loại thực phẩm không tốt, giàu chất béo như thức ăn nhanh hay đồ chiên rán.
  • Hạn chế hoặc ngừng hẳn thói quen thức khuya, ăn không đúng bữa.
  • Sử dụng thuốc đúng đơn, theo yêu cầu và nhắc nhở của các bác sĩ.

>>> XEM THÊM: Chế độ ăn cho người bị máu nhiễm mỡ

Sử dụng các loại thảo dược để duy trì mỡ máu

Ngoài biện pháp thay đổi lối sống, việc sử dụng các loại thảo dược để duy trì mỡ máu ở nồng độ tốt cũng nên được áp dụng.

Theo kết quả của nghiên cứu được thực hiện bởi Kyung- Seok Lee và Li Young Lee tại Hàn Quốc (2011) cho thấy: Chiết xuất từ lá sen có khả năng làm giảm nồng độ lipid toàn phần, cholesterol và triglyceride. Do đó, với người gặp tình trạng mỡ máu tăng, nên sử dụng các loại sản phẩm chứa thành phần được chiết xuất từ cao lá sen.

Cùng đó, các loại thảo dược như tỏi, cao hoàng bá,… cũng giúp người bệnh kiểm soát chỉ số mỡ máu hiệu quả.

Cac-thao-duoc-giup-cai-thien-mo-mau.webp

Các loại thảo dược giúp cải thiện mỡ máu 

Bài viết trên giúp người bệnh hiểu rõ hơn về các chỉ số trong xét nghiệm mỡ máu cũng như những biện pháp duy trì chúng ở mức ổn định. Nếu bạn đọc có thắc mắc nào về vấn đề mỡ máu, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất.

Link tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/cholesterol-test/about/pac-20384601

https://www.healthdirect.gov.au/amp/article/cholesterol-and-lipid-tests

https://www.google.com/url?q=https://www.researchgate.net/publication