Triglyceride là một trong những chỉ số quan trọng giúp đánh giá nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Vậy cần làm gì để kiểm soát chỉ số này trong ngưỡng an toàn? Các phương pháp điều trị tăng triglyceride máu hiệu quả sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây.

Tăng triglyceride máu là gì và có nguyên nhân do đâu?

Trước hết, triglyceride (hay chất béo trung tính) được biết tới là một thành phần có trong mỡ máu. Khi thức ăn được đưa vào cơ thể, việc chuyển hóa thành calo sẽ diễn ra. Lúc này, một phần calo không được tiêu thụ sẽ lưu trữ vào tế bào mỡ tạo thành triglyceride.
Ở người bình thường khỏe mạnh, chỉ số triglyceride sẽ vào khoảng dưới 1,7 mmol/L. Tình trạng tăng triglyceride xảy ra khi kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số triglyceride vượt quá ngưỡng trên.
Chỉ số triglyceride tăng có thể đến từ các nguyên nhân sau:

  • Thói quen ăn uống không điều độ, tiêu thụ nhiều chất béo, sử dụng rượu bia thường xuyên.
  • Rối loạn mỡ máu do di truyền, rối loạn chuyển hóa trong thai kỳ.
  • Do bệnh lý sẵn có như: Đái tháo đường, lupus ban đỏ, béo phì,…
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc như: Thuốc lợi tiểu, các loại hormon, retinoids, steroid, thuốc điều trị HIV, thuốc ức chế miễn dịch,…

béo-4.webp

Nồng độ triglyceride máu cao làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch

Các phương pháp điều trị tăng triglyceride máu an toàn, hiệu quả

Tình trạng tăng triglyceride có thể gây ra các hậu quả như: Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Do đó, việc áp dụng các phương pháp điều trị tăng triglyceride máu an toàn, hiệu quả rất cần thiết đối với mỗi người bệnh.

Thuốc điều trị triglyceride cao

Tùy vào từng tình trạng sức khỏe, các bác sĩ sẽ quyết định thuốc dùng để điều trị tăng triglyceride máu.
- Nhóm statin: Simvastatin, Fluvastatin, Lovastatin,…
Những thuốc trong nhóm này được chỉ định trong điều trị các bệnh mỡ máu. Cơ chế chính của thuốc là ức chế enzyme HMG-CoA reductase, hydroxymethylglutaryl-CoA reductase làm giảm sự sản sinh cholesterol và hạ triglyceride trong máu.
- Nhóm thuốc Fibrate: Fenofibrate, Gemfibrozil
Các thuốc Fibrate có tác dụng làm giảm nồng độ triglyceride máu và tăng nồng độ HDL-C (cholesterol tốt). Do vậy, các thuốc nhóm này được dùng để điều trị tăng triglyceride máu và phòng ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch. Fibrate nên tránh sử dụng với đối tượng mắc các bệnh lý liên quan đến gan, thận.
- Nhóm dầu cá (acid béo omega-3): Lovaza, Vascepa, Epanova,…
Nhóm dầu cá là sản phẩm tự nhiên có khả năng hỗ trợ điều trị tăng triglyceride máu. Sử dụng dầu cá ở liều cao cần có sự hướng dẫn và theo dõi thường xuyên của các bác sĩ. Do việc lạm dụng omega-3 có thể gây nên tình trạng loãng máu, ngăn cản quá trình đông máu, tụt huyết áp và làm tăng đường huyết.
- Nhóm niacin hay còn gọi là acid nicotinic:
Niacin thuộc vitamin nhóm B, được sử dụng để điều trị tăng triglyceride và một số bệnh mỡ máu khác. Công dụng chính của niacin:

  • Giảm nồng độ triglyceride trong máu.
  • Tăng HDL-cholesterol trong máu.
  • Giảm LDL-cholesterol trong máu.

Cơ chế tác dụng của niacin là ức chế gan sản xuất các thành phần có trong mỡ máu, từ đó làm giảm yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Tuy nhiên, niacin gây độc cho gan, do đó trong quá trình sử dụng, người bệnh nên thường xuyên đi kiểm tra chức năng gan.

béo-3.webp

Điều trị tăng triglyceride máu bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ 

>>> Xem thêm: Các thuốc giảm mỡ máu Triglycerid và những lưu ý khi sử dụng

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt

Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh nên phối hợp một chế độ ăn và lối sinh hoạt lành mạnh để điều trị tăng triglyceride. Việc này sẽ thúc đẩy bệnh cải thiện một cách nhanh chóng. Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho người tăng triglyceride:
- Luyện tập thể dục, thể thao:
Mỗi ngày, người bệnh nên dành ra một khoảng thời gian ít nhất 30 phút để tập các bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ, yoga,… Việc tập thể dục thường xuyên có thể hỗ trợ cải thiện nồng độ triglyceride và tăng nồng độ HDL-C.
- Tránh sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường hay carbohydrate tinh chế:
Việc sử dụng nhiều đường hay các thực phẩm chứa carbohydrate có khả năng làm tăng năng lượng dự trữ cho cơ thể. Lượng calo không được tiêu thụ hết sẽ tồn đọng và chuyển thành triglyceride tích tụ trong gan, từ đó gây tăng triglyceride máu. Do đó, người bệnh cần giảm tiêu thụ các thực phẩm nhiều đường và carbohydrate như bột mì, lúa mì, đường fructose,… trong chế độ ăn mỗi ngày.
- Giảm cân nặng:
Đối với người bị thừa cân có triglyceride máu cao thì việc giảm béo rất quan trọng, do ở đối tượng này lượng calo đang dư thừa. Vì vậy, người bệnh cần tập luyện, xây dựng chế độ ăn lành mạnh, ít chất béo để hạn chế nạp quá nhiều calo vào cơ thể. Từ đó hiệu quả điều trị tăng triglyceride máu sẽ cao hơn.
- Lựa chọn và sử dụng chất béo đúng cách:
Thay vì sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc động vật thì dùng chất béo từ thực vật sẽ lành mạnh hơn, ví dụ như dầu ô liu hay dầu hạt cải. Cùng với đó, người bệnh nên ăn các loại cá chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trình,... để hỗ trợ cải thiện tình trạng tăng triglyceride.
- Hạn chế sử dụng rượu:
Rượu là chất kích thích khi sử dụng quá nhiều sẽ gây độc cho gan, thận và thần kinh. Ngoài ra, rượu còn chứa một lượng calo và đường lớn, do đó có nguy cơ làm tăng triglyceride máu. Chính vì vậy, người bệnh cần tránh hoặc ngừng sử dụng các loại rượu để không làm tình trạng nặng thêm.

béo-2.webp

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cải thiện tăng triglyceride máu

>>> Xem thêm: Chỉ số triglyceride cao nên ăn gì và kiêng gì để kiểm soát tốt nhất? CLICK XEM NGAY!

Các thảo dược giúp cải thiện tình trạng tăng triglyceride máu

Ngoài hai phương pháp trên, việc sử dụng các loại thảo dược như cao lá sen, cao hoàng bá, chiết xuất tỏi,.. cũng có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị tăng triglyceride máu.
Nghiên cứu của giáo sư Cheng-Hsun Wu và các cộng sự tại Trung Quốc vào năm 2010 cho thấy rằng: Dịch chiết từ lá sen có tác dụng làm giảm sự tích tụ lipid và giảm hoạt động tổng hợp acid béo. Đồng thời, dịch chiết lá sen còn có tác dụng ức chế enzym HMG-CoA, làm giảm tổng hợp cholesterol tại gan. Từ nghiên cứu cho thấy, lá sen là thảo dược tuyệt vời trong việc cải thiện tình trạng tăng triglyceride máu.

béo-1.webp

Các loại thảo dược hỗ trợ cải thiện tình trạng triglyceride máu cao 

Để điều trị tăng triglyceride máu hiệu quả, bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn cần xây dựng một lối sống lành mạnh và kết hợp sử dụng thêm các thảo dược thiên nhiên. Nếu có băn khoăn nào về vấn đề điều trị tăng triglyceride máu, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.