Tăng Triglycerid là một trong những rối loạn lipid máu thường gặp trong lâm sàng. Đối với người bệnh thì sự hiểu biết về cách sử dụng các thuốc giảm mỡ máu Triglycerid là điều vô cùng quan trọng. Bởi chỉ số Triglycerid tăng cao là một yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, gây tổn thương và làm suy giảm chức năng tụy.

Các thuốc giảm mỡ máu Triglycerid

Thuốc giảm mỡ máu Triglycerid là một trong những phương pháp đầu tay trong điều trị tây y dành cho những người bị mỡ máu cao. Khi sử dụng thuốc sẽ giúp điều chỉnh chỉ số mỡ máu Triglycerid về ngưỡng an toàn, từ đó ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến:

cac-thuoc-duoc-chi-dinh-de-giam-mo-mau-triglycerid.webp

Các thuốc được chỉ định để giảm mỡ máu Triglycerid

Thuốc giảm mỡ máu Triglycerid nhóm Fibrat

Thuốc có tác dụng điều trị rối loạn lipid máu theo cơ chế tăng oxy hóa acid béo ở gan, cơ do kích hoạt thụ thể PPARα và tăng tổng hợp lipoprotein lipase. 

Fibrat làm giảm nồng độ Triglycerid khoảng 20-50% tùy theo liều lượng và hoạt chất sử dụng. Chống chỉ định ở những bệnh nhân bị bệnh gan-mật, phụ nữ mang thai và trẻ em. 

Các thuốc Fibrat thường sử dụng: Gemfibrozil và Fenofibrat.

>>> XEM THÊM: Các thông tin về chỉ số Triglycerid

Thuốc giảm mỡ máu Triglycerid Niacin (vitamin B3)

Niacin còn gọi là nicotinic acid (vitamin B3) có tác dụng ức chế sự phân giải lipid và giảm tổng hợp acid béo tự do với mức liều khoảng 2g/ngày. Thuốc làm giảm nồng độ Triglycerid khoảng 10-30%, tăng HDL-C (cholesterol tốt) từ 10-40% và giảm LDL-C (cholesterol xấu) từ 5-20%. Niacin có thể sử dụng kết hợp với Statin.

Chống chỉ định với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng.

Thuốc giảm mỡ máu Triglycerid Axit béo Omega-3 (OM3FA)

OM3FA có tác dụng ức chế tổng hợp Triglycerid ở gan, do đó được dùng trong điều trị tăng Triglycerid máu với nồng độ lớn hơn 1000mg/dL.

Omega-3 làm giảm nồng độ Triglycerid từ 20- 50% tùy theo liều lượng sử dụng. Có thể sử dụng Omega-3 ở dạng tự nhiên để làm giảm Triglycerid máu. Tuy nhiên, khi sử dụng ở dạng kê đơn liều cao có thể làm hạ nồng độ Triglycerid máu hiệu quả hơn.

Omega-3 chống chỉ định với người bệnh có tiền sử dị ứng cá, hải sản.

Thuốc giảm mỡ máu Triglycerid nhóm Statin

Cơ chế tác dụng của nhóm Statin là ức chế cạnh tranh với HMG-CoA reductase, ngăn cản quá trình chuyển HMG-CoA thành mevalonate.

Statin là làm giảm nồng độ Triglycerid 10- 30% tùy thuộc vào liều lượng sử dụng đồng thời làm giảm LDL-C, tăng HDL-C. Có thể kết hợp Statin với nhóm Fibrat để giảm Triglycerid máu, tuy nhiên việc sử dụng chung hai thuốc này có thể làm tăng nguy cơ viêm cơ.

Các thuốc giảm mỡ máu Triglycerid thuộc nhóm Statin thường sử dụng là: Atorvastatin, Lovastatin, Pitavastatin, Pravastatin, Rosuvastatin, Simvastatin,…

Một số tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu Triglycerid

Một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp khi sử dụng thuốc giảm mỡ máu Triglycerid là:

tac-dung-phu-cua-thuoc-giam-mo-mau-triglycerid.webp

Tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu Triglycerid

  • Thuốc Fibrat: Khi dùng thuốc, tác dụng phụ bệnh nhân thường gặp đó là rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy bụng, táo bón và thỉnh thoảng có thể bị nhức đầu, tăng men gan, phát ban. Nếu men gan tăng gấp 3 lần so với bình thường, bệnh nhân nên dừng thuốc. Một số ít bệnh nhân có thể xảy ra hiện tượng viêm cơ, thậm chí bị suy thận cấp.
  • Thuốc Niacin (Vitamin B3): Niacin có thể gây triệu chứng bốc hỏa với các biểu hiện như ngứa, đỏ bừng mặt, ngực, cánh tay, đau đầu. Ngoài ra còn một số tác dụng phụ khác như khó chịu dạ dày, khí ở đường ruột, đau miệng, chóng mặt, tăng acid uric máu.
  • Axit béo Omega-3 (OM3FA): Một số nguyên cứu đã chứng minh rằng, khi dùng lượng lớn Omega-3 có thể kích thích cơ thể sản xuất glucose, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp phải các tác dụng phụ khác khi sử dụng Omega-3 liều cao như ợ hơi mùi vị khó chịu tương tự mùi cá, tăng nguy cơ xuất huyết, chảy máu cam, tiêu chảy, khó chịu dạ dày, hạ huyết áp, mất ngủ,…
  • Nhóm Statin: Tác dụng phụ thường gặp nhất của nhóm thuốc này là gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra còn một số tác dụng phụ như nổi mề đay, rụng tóc, đau cơ, mệt mỏi, nhức đầu, tăng men gan và tăng nguy cơ sỏi mật,…

Nếu xuất hiện các tác dụng phụ kể trên khi dùng thuốc giảm mỡ máu Triglycerid, hãy đến ngay bệnh viện gần nhất hoặc liên hệ với bác sĩ điều trị để được xử lý sớm và điều trị kịp thời.

>>> XEM THÊM: Nguyên nhân gây tăng Triglycerid

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc giảm mỡ máu Triglycerid

Để sử dụng thuốc giảm mỡ máu Triglycerid đạt hiệu quả cao, người bệnh cần chú ý một số điều sau:

luu-y-khi-su-dung-thuoc-giam-mo-mau-triglycerid.webp

Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm mỡ máu Triglycerid

  • Đối với thuốc giảm mỡ máu Triglycerid thuộc nhóm Fibrat nên uống sau ăn để thuốc được hấp thu tốt nhất.
  • Nhóm thuốc Statin nên dùng vào buổi tối, vì tổng hợp cholesterol ở gan xảy ra chủ yếu vào ban đêm. Việc sử dụng thuốc vào buổi tối sẽ làm tăng hiệu lực thuốc.
  • Điều chỉnh liều lượng sử dụng Statin theo nhu cầu và đáp ứng của từng người bệnh bằng cách tăng liều từng đợt và cách nhau không dưới 4 tuần, cho tới khi đạt nồng độ cholesterol mong muốn hoặc khi đạt liều tối đa.
  • Không dùng bưởi khi đang sử dụng nhóm Statin vì nước bưởi chứa một chất có thể liên kết với các enzyme phá vỡ Statin trong hệ thống tiêu hóa.
  • Nên thận trọng khi phối hợp Statin với Cyclosporin, Fibrat, Acid nicotinic, Macrolid và thuốc kháng nấm azol,… Để hạn chế tác dụng phụ, bệnh nhân nên báo với bác sĩ loại thuốc đang sử dụng.
  • Nên cẩn thận khi dùng chung thuốc giảm mỡ máu Triglycerid là Fibrat và Statin liều cao, vì có thể làm tăng độc tính đối với cơ.
  • Nên sử dụng Niacin chung với thức ăn để ngăn ngừa tình trạng loét dạ dày.

Lời khuyên cho người bệnh tăng Triglycerid máu

Khi người bệnh sử dụng thuốc giảm mỡ máu Triglycerid nên kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và có biện pháp luyện tập thích hợp. Bệnh nhân nên dùng thêm các thảo dược hạ mỡ máu để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Chế độ ăn uống, luyện tập 

 

che-do-an-uong-luyen-tap-cho-nguoi-co-triglycerid-mau-cao.webp

Chế độ ăn uống luyện tập cho người có Triglycerid máu cao

Chế độ ăn uống, luyện tập cho bệnh nhân tăng Triglycerid là:

  • Quản lý cân nặng thích hợp, giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) ở trong khoảng từ 18,5 - 25, người Châu Á có thể thấp hơn. Nếu BMI vượt quá mức cho phép, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống và tập luyện thích hợp để đưa về mức cân nặng phù hợp. 
  • Hạn chế uống bia, rượu: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu uống hơn 1 ly rượu mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 ly đối với nam giới có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và rối loạn lipid máu.
  • Ăn nhiều cá: Các loài cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ,… có chứa nhiều acid béo omega-3, một chất béo tốt cho tim mạch và làm giảm nồng độ Triglycerid trong máu. 
  • Ăn thêm rau quả tươi như dưa leo, súp lơ, cà rốt,… và các sản phẩm từ đậu nành.
  • Hạn chế ăn các sản phẩm như thịt đỏ, mỡ lợn, da gia cầm, óc, tim, dồi, dạ dày bò và lợn, bơ, sô cô la, pho mát,… vì loại thức ăn này có thể làm tăng nồng độ cholesterol và chất béo bão hòa, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Chế độ ăn giảm đường: Theo một số nghiên cứu, những người có mức tiêu thụ đường hàng ngày không vượt quá 10% tổng lượng calo sẽ có nồng độ Triglycerid máu ổn định. Tốt nhất là giữ mức tiêu thụ đường thấp hơn 5% lượng calo sử dụng hàng ngày. Nghĩa là không ăn uống hơn 100g đường với phụ nữ và 150g đường mỗi ngày đối với nam giới. Cần hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều đường fructose như nước ngọt, bánh kẹo,… 
  • Bệnh nhân bị cao huyết áp kèm theo, đặc biệt đối với người cao tuổi cần một chế độ ăn giảm muối.
  • Người bệnh nên thường xuyên tập thể dục, ưu tiên một số môn thể thao như đi bộ, chạy bộ hoặc bơi lội khoảng 3-4 lần mỗi tuần. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà có các chế độ luyện tập khác nhau.

Sử dụng các thảo dược tự nhiên có tác dụng giảm mỡ máu

cac-thao-duoc-tu-nhien-co-tac-dung-giam-mo-mau-triglycerid.webp

Các thảo dược tự nhiên có tác dụng giảm mỡ máu Triglycerid

Dưới đây là một số loại thảo dược mà người bệnh tăng Triglycerid có thể dùng để làm giảm mỡ máu:

  • Lá sen: Theo nghiên cứu của Kyung-Seok Lee và Li Young Lee tại Hàn Quốc (năm 2011), dịch chiết lá sen có tác dụng ngăn chặn cơ thể hấp thu chất béo, giúp làm giảm cholesterol xấu, đồng thời làm tăng cholesterol tốt. Vì vậy mà ngày nay, một số thầy thuốc đã phối hợp lá sen với các dược liệu khác thành bài thuốc có tác dụng điều hòa, làm giảm mỡ máu.
  • Tỏi: Có tác dụng làm giảm Triglycerid và cholesterol xấu trong máu của bệnh nhân bị xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, tỏi còn làm tăng cholesterol có lợi, làm giảm chuyển hóa mỡ trong máu, chống xơ cứng động mạch vành, động mạch cảnh và các động mạch ngoại vi.
  • Giảo cổ lam: Thành phần chính của giảo cổ lam gồm flavonoid, saponin và còn chứa các vitamin, khoáng chất như selen, sắt, kẽm, mangan, phốt pho,... ngăn ngừa sự xuất hiện các mảng xơ vữa, giúp máu dễ dàng lưu thông lên não.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thuốc giảm mỡ máu Triglycerid cũng như một số lưu ý trong quá trình sử dụng để đạt hiệu quả cao. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc về các thuốc giảm mỡ máu Triglycerid, vui lòng để lại số điện thoại hoặc bình luận để được tư vấn.

Tài liệu tham khảo

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3705331/ 

https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements-niacin/art-20364984

https://www.researchgate.net/publication/270011453