Rối loạn lipid máu ngày càng phổ biến. Việc nhận biết các triệu chứng rối loạn lipid máu khá khó khăn bởi ban đầu bệnh chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng trên bằng cách sử dụng sản phẩm thảo dược Lipidcleanz.
Rối loạn lipid máu là gì?
Theo thống kê mới nhất của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, hơn 29% người Việt trưởng thành bị rối loạn lipid máu, tỷ lệ này ở dân thành thị còn lên tới 44,3%. Đây là một trong những tình trạng rối loạn chuyển hóa khá phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa.
Rối loạn lipid máu là tình trạng bất thường của các chỉ số mỡ máu. Bình thường, lipid (mỡ) được gan sản xuất từ việc tổng hợp đường, đạm trong cơ thể (80%) và nguồn thực phẩm tiêu thụ hàng ngày (20%). Lipid sau khi được gan sản sinh sẽ di chuyển theo máu đến các mô, tế bào để thực hiện nhiều chức năng quan trọng như: Cung cấp năng lượng cho cơ thể; xây dựng nên tế bào, mô; sản sinh hormone,…
Mỡ máu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể
Gan; mạch máu; mô, tế bào được ví như 3 bình thông nhau chứa lipid. Nếu gan sản xuất quá nhiều hoặc quá trình tiêu thụ lipid tại mô, tế bào kém thì mỡ sẽ ứ trệ tại máu, gây rối loạn lipid máu. Nếu tình trạng này không được điều trị, mỡ sẽ ứ ngược trở lại gan, gây ra gan nhiễm mỡ.
>> Xem thêm: Máu nhiễm mỡ ở bà bầu có nguy hiểm không?
Triệu chứng rối loạn lipid máu là gì?
Rối loạn lipid máu ban đầu thường không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, tình trạng này có thể dẫn đến sự hình thành các mảng bám trong động mạch, khiến lòng mạch bị thu hẹp và máu chảy qua khó khăn. Nếu mảng bám vỡ ra sẽ kết tập tiểu cầu và các thành phần khác, hình thành cục máu đông, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Khi xuất hiện biến chứng, người mắc sẽ nhận thấy các triệu chứng ngày càng rõ ràng, bao gồm:
- Bệnh động mạch vành (bệnh liên quan đến tim): Các triệu chứng của bệnh tim có thể khác nhau đối với nam và nữ. Tuy nhiên, đây vẫn là kẻ giết người số một của cả hai giới ở Hoa Kỳ. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm: Đau thắt ngực; buồn nôn; khó thở; đau ở cổ, hàm, bụng trên hoặc lưng; tê hoặc lạnh tứ chi.
Biến chứng rối loạn mỡ máu gây đau tim
- Đột quỵ: Sự tích tụ mảng bám gây ra bởi cholesterol cao khiến người mắc có nguy cơ bị đột quỵ - tình trạng tế bào não chết do không nhận đủ oxy. Đây là trường hợp rất khẩn cấp, đe dọa đến tính mạng. Những triệu chứng đột quỵ bao gồm: Mất thăng bằng; chóng mặt đột ngột; không đối xứng trên khuôn mặt; liệt một bên của cơ thể; nhầm lẫn; lời nói nhảm nhí; tê ở mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể; nhìn mờ hoặc nhìn đôi; đau đầu dữ dội.
- Đau tim: Các động mạch cung cấp máu cho tim có thể bị xơ vữa, khiến máu đến tim suy giảm, gây nên những cơn đau tim. Trong trường hợp khẩn cấp, mảng bám vỡ ra, chặn ngang mạch máu đến tim, khiến lưu lượng máu đến cơ tim giảm xuống, gây nhồi máu cơ tim với các dấu hiệu như: Đau thắt ngực; khó thở; lo lắng hoặc một cảm giác giống như sắp chết; chóng mặt; buồn nôn, khó tiêu hoặc ợ nóng; mệt mỏi quá mức. Tổn thương tim có thể không hồi phục hoặc thậm chí gây tử vong cho người mắc nếu không được điều trị sớm trong vài giờ đầu.
- Bệnh động mạch ngoại biên (PAD): Tình trạng này xảy ra khi mảng bám tích tụ trong thành động mạch, ngăn chặn dòng chảy của máu trong các động mạch cung cấp máu cho thận, cánh tay, dạ dày, chân và bàn chân. Các triệu chứng của PAD sớm có thể bao gồm: Chuột rút; mệt mỏi, khó chịu ở chân và bàn chân; đau ở chân khi hoạt động hoặc tập thể dục. Khi PAD tiến triển, các triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn và thậm chí xảy ra khi bạn nghỉ ngơi. Chúng bao gồm: Da chân mỏng, xanh xao; hoại tử chân do mô thiếu nguồn cung cấp máu; xuất hiện các vết loét ở chân, bàn chân; đau chân không biến mất khi nghỉ ngơi; chân đau nhức; ngón chân chuyển sang màu xanh; giảm nhiệt độ của chân dưới. Những người bị PAD có nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc cắt cụt chi cao hơn.
Đau chân có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên
Triệu chứng rối loạn lipid máu như thế nào? Chuyên gia Trần Quang Đạt giải đáp trong video sau:
Các biện pháp điều trị rối loạn lipid máu hiện nay
Hiện nay, việc áp dụng phương pháp điều trị rối loạn lipid máu nào sẽ phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh, biến chứng, các bệnh khác mắc kèm, tuổi tác, giới tính,… 2 phương pháp giúp hạ mỡ máu chủ yếu bao gồm:
Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Người bị rối loạn lipid máu nên: Bổ sung trái cây, rau, ngũ cốc, các loại đậu,…; hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, natri và chất béo bão hòa, rượu, bia trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, nên sử dụng chất béo tốt có trong cá, dầu ô liu, bơ và các loại hạt. Bên cạnh đó, cần hạn chế ăn carbohydrate tinh chế như: Gạo trắng, bánh mì trắng, nước ngọt và đồ nướng.
- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì: Giảm cân có thể giúp tăng HDL và giảm LDL. Do đó, hãy thực hiện chế độ ăn uống khoa học và tăng cường vận động để đưa cân nặng về mức ổn định.
- Bỏ hút thuốc lá: Điều này có lợi cho sức khỏe của tim. Nghiên cứu cho thấy rằng, những người bỏ thuốc lá đã giảm nguy cơ mắc bệnh tim rất hiệu quả.
- Tập thể dục, tăng cường vận động: Điều này giúp tăng HDL và giảm LDL hiệu quả. Bạn nên tập các bài tập từ nhẹ nhàng như: Đi bộ, đạp xe, bơi lội,… cho đến những bài tập yêu cầu thể lực như đẩy tạ, chống đẩy,…
Dùng thuốc điều trị
Ngoài các biện pháp thay đổi lối sống ở trên, nếu tình trạng rối loạn lipid máu đã trầm trọng, người mắc cần dùng thuốc hạ mỡ máu. Tuy chúng giúp giảm lipid trong máu nhưng có thể gây mệt mỏi, uể oải cho người dùng. Bên cạnh đó, thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Statin là thuốc hạ mỡ máu phổ biến
>> Xem thêm: Cách chữa mỡ máu cao bằng thảo dược an toàn, hiệu quả
Lipidcleanz – Giải pháp cải thiện triệu chứng rối loạn lipid máu an toàn từ thảo dược
Hiện nay, việc điều trị rối loạn lipid máu phải đáp ứng đồng thời 2 mục tiêu đó là: Giảm sản sinh mỡ tại gan, đồng thời tăng cường vận chuyển và tiêu thụ mỡ tại mô, tế bào. Các phương pháp Tây y như phân tích ở trên chủ yếu chỉ tác động vào con đường giảm sản sinh mỡ tại gan nên sau một thời gian dùng thuốc, người mắc thường mệt mỏi, uể oải,… do không có năng lượng hoạt động, bị tiêu cơ vân,… Do đó, hiện nay, một xu hướng điều trị rối loạn lipid máu đang được giới chuyên gia cũng như người mắc bệnh mỡ máu tin tưởng là sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hạ mỡ máu, tiêu biểu là Lipidcleanz.
Lipidcleanz giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu
Sản phẩm được bào chế với thành phần chính cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5,… giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu. Ngoài ra, sản phẩm còn mang lại hiệu quả hạ mỡ gan, hỗ trợ giảm cân rất tốt.
Lipidcleanz giúp hạ mỡ máu theo cơ chế 2 chiều, đáp ứng đồng thời cả 2 mục tiêu điều trị như phân tích ở trên: Vừa giúp hạ mỡ máu, vừa mang lại sự khỏe khoắn cho người dùng. Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược, Lipidcleanz thực sự an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ khi dùng kéo dài. Thực tiễn cho thấy, hàng ngàn người đã sử dụng sản phẩm nhưng chưa có trường hợp nào báo cáo sản phẩm gây tương tác thuốc hoặc có hại cho sức khỏe.
Cơ chế tác động của Lipidcleanz đối với bệnh mỡ máu ra sao? Mời quý độc giả xem video sau đây:
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về triệu chứng rối loạn lipid máu và các phương pháp hạ mỡ máu hiệu quả. Hãy chủ động phòng ngừa và cải thiện máu nhiễm mỡ bằng cách thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh, tăng cường vận động và sử dụng Lipidcleanz đều đặn hàng ngày, bạn nhé.
Xem thêm kinh nghiệm chiến thắng bệnh mỡ máu
Lipidcleanz đã giúp nhiều người cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ hiệu quả, an toàn, tiêu biểu là ông Nguyễn Hữu Hải (54 tuổi, TP Vinh, Nghệ An).
Ông Hải bị mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ nhẹ. Dù đã áp dụng nhiều cách nhưng tình trạng không cải thiện. Thật may mắn, chỉ sau 3 tháng sử dụng Lipidcleanz, chỉ số mỡ máu, mỡ gan của ông Hải đã trở về ngưỡng an toàn. Mời bạn xem thêm chia sẻ của ông Hải TẠI ĐÂY.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị bệnh mỡ máu hiệu quả của nhiều người
Đánh giá của chuyên gia
Triệu chứng máu nhiễm mỡ có dễ nhận biết không? PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh giải đáp trong video sau:
>> Xem thêm: Bệnh mỡ máu nên ăn gì và kiêng gì? TS Vũ Thị Khánh Vân tư vấn TẠI ĐÂY.
Nếu bạn còn thắc mắc về triệu chứng rối loạn lipid máu cũng như sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước cuộc gọi 18006304 hoặc hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
Linh Trang