Béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mỗi người. Theo chuyên gia, nắm được nguyên nhân béo phì sẽ giúp lựa chọn phương pháp giảm cân phù hợp. Bài viết sau đây sẽ đưa ra 9 nguyên nhân gây béo phì phổ biến mà bạn không nên chủ quan.

Béo phì được định nghĩa như thế nào?

Béo phì là tình trạng liên quan đến lượng chất béo trong cơ thể người đã vượt quá mức bình thường. Khi bạn bị béo phì sẽ đồng nghĩa với việc các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, huyết áp và ung thư cũng sẽ tăng cao.
Tình trạng béo phì được đánh giá thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI). Chỉ số BMI được tính bằng cách chia trọng lượng cơ thể (kg) cho bình phương chiều cao (mét) của người cần tính. Kết quả tính ra được đánh giá như sau:

  • BMI dưới 18,5: Thiếu cân.
  • BMI từ 18,5-24,9: Bình thường.
  • BMI từ 25,0-29,9: Thừa cân.
  • BMI từ 30,0 trở lên: Béo phì.

Beo-phi-la-tinh-trang-chat-beo-trong-co-the-vuot-qua-muc-binh-thuong

Béo phì là tình trạng chất béo trong cơ thể vượt quá mức bình thường

Dưới đây là một số tác hại của béo phì:

  • Làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Mắc bệnh về xương khớp: Thoái hóa khớp, loãng xương, gout.
  • Bệnh lý tim mạch: Cholesterol cao, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Dễ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa: Táo bón, xơ gan, sỏi mật,...
  • Dễ mắc bệnh lý đường hô hấp: Rối loạn nhịp thở, ngáy,...
  • Béo phì gây suy giảm trí nhớ.
  • Rối loạn nội tiết: Rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng đa nang, khó có thai.
  • Tự ti, dễ mắc stress.
  • Tăng nguy cơ ung thư như: Ung thư thực quản, ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư gan mật và ung thư tuyến tiền liệt.

>>> Xem thêm: Bí quyết giúp giảm cholesterol an toàn, hiệu quả. XEM NGAY!

9 nguyên nhân béo phì phổ biến

Có rất nhiều lý do dẫn tới tình trạng béo phì. Dưới đây là 9 nguyên nhân béo phì phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp:

Béo phì do yếu tố di truyền

Trong gia đình có người đã hoặc đang bị béo phì, khả năng thế hệ sau gặp tình trạng này sẽ cao hơn bình thường. Ngoài ra, một số tình trạng gen di truyền hiếm gặp cũng là nguyên nhân béo phì. Có thể kể tới hội chứng Prader - Willi rối loạn di truyền mà người mắc thấy biểu hiện thèm ăn, ăn nhiều.

Nguyên nhân béo phì - tuổi tác

Tuổi tác cũng là nguyên nhân gây béo phì thường gặp. Khi về già, sự thay đổi nội tiết tố cùng khả năng vận động giảm sẽ làm tăng nguy cơ bị béo phì. Thêm nữa, khi tuổi cao, các cơ bị teo nhỏ nên nhu cầu năng lượng giảm. Do đó, nếu chế độ dinh dưỡng thừa năng lượng sẽ gây tình trạng béo phì ở người già.

Béo phì do ăn uống không lành mạnh

Một chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Ngược lại, chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ gây hại cho sức khỏe và là căn nguyên dẫn đến nhiều bệnh lý. Ăn nhiều calo, chất béo, đồ ngọt, thức uống có ga và ít bổ sung thêm rau xanh, trái cây trong chế độ ăn hàng ngày được biết tới là nguyên nhân béo phì hàng đầu.

Cac-nguyen-nhan-beo-phi-thuong-gap-nen-tranh

Các nguyên nhân béo phì thường gặp nên tránh

Nguyên nhân béo phì - lối sống ít vận động 

Người làm công việc văn phòng và lười vận động dễ bị béo phì. Cùng đó, vào thời đại công nghệ phát triển, việc đi lại của con người đang ngày càng phụ thuộc vào ô tô và xe máy thay vì đi bộ hay xe đạp như trước đây. Lối sống này khiến cơ thể rất dễ bị tích trữ chất béo do năng lượng được cung cấp không được tiêu thụ kịp thời.

Mất ngủ gây béo phì

Mất ngủ hay thiếu ngủ nhiều có thể dẫn đến sự thay đổi hormone, từ đó làm tăng cảm giác thèm ăn, nhất là các thực phẩm giàu carbohydrate và calo. Điều này góp phần làm cơ thể tăng cân nhanh chóng, nếu kéo dài sẽ gây béo phì.

Cang-thang,-mat-ngu-va-it-hoat-dong-lam-tich-tu-mo-gay-nen-tinh-trang-beo-phi

Căng thẳng, mất ngủ và ít hoạt động làm tích tụ mỡ gây nên tình trạng béo phì

Nguyên nhân béo phì do các bệnh lý và thuốc

Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân béo phì như hội chứng Cushing, rối loạn chuyển hóa,… Ngoài ra, ở những người đang gặp các bệnh liên quan đến xương khớp có thể gây giảm vận động và làm tăng nguy cơ béo phì.
Bên cạnh các bệnh lý, việc sử dụng kéo dài các thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc trị tiểu đường, thuốc chống loạn thần, steroid, thuốc chẹn beta giao cảm,... cũng có thể gây ra béo phì.

Béo phì do yếu tố thai kỳ

Trong thai kỳ, tăng cân là vấn đề dễ hiểu. Thèm ăn hay ăn quá nhiều chất bổ dưỡng là nguyên nhân béo phì ở nhiều phụ nữ vào giai đoạn trước sinh. Cùng với đó, vào giai đoạn sau sinh, nhiều người cảm thấy khó khăn trong việc kiểm soát mức ăn uống cũng dẫn tới béo phì.

Tâm lý căng thẳng thường xuyên dẫn tới béo phì

Một nguyên nhân béo phì khác có thể nhắc tới là tình trạng tâm lý căng thẳng trong một thời gian dài. Khi gặp vấn đề ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng, đa phần mọi người sẽ tìm đến các món ăn ngọt, nhiều calo. Nếu lượng calo không được tiêu thụ hết thông qua hoạt động trong ngày sẽ tích tụ dần và gây tình trạng thừa cân, béo phì. 

Béo phì do hệ vi sinh

Rối loạn hệ vi sinh đường ruột cũng là nguyên nhân béo phì thường gặp. Vi khuẩn đường ruột có thể bị ảnh hưởng bởi các thức ăn hàng ngày đưa vào cơ thể. Do đó khi ăn uống một cách mất kiểm soát hay sử dụng các chất kích thích như rượu bia nhiều sẽ làm hệ vi khuẩn bị rối loạn. Điều này gây ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất, cân bằng năng lượng, dẫn tới béo phì.

Beo-phi-co-nguyen-nhan-do-thuoc-va-roi-loan-vi-sinh-va-trong-thai-ky 

Béo phì có nguyên nhân do thuốc và rối loạn vi sinh và trong thai kỳ 

Cần làm gì để kiểm soát tình trạng béo phì?

Béo phì có thể gây bệnh lý nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt. Dưới đây là một số biện pháp bạn đọc nên áp dụng để giảm tình trạng béo phì:

Điều chỉnh lối sống, sinh hoạt

Lối sống, sinh hoạt lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng béo phì. Cụ thể bạn nên thực hiện những điều sau:

  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày ít nhất 20-25 phút.
  • Ngưng sử dụng đồ ăn nhanh, thức uống có ga và chất kích thích.
  • Hạn chế căng thẳng, stress kéo dài.
  • Kiểm soát chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng phù hợp mỗi ngày.

>>> Xem thêm: Hiểu đúng về giảm cân và những biện pháp an toàn - hiệu quả

Thảo dược giúp cải thiện tình trạng béo phì

Béo phì là một trong các nguyên nhân gây nên tình trạng cholesterol cao (mỡ máu cao) hay gan nhiễm mỡ,… Do đó, khi gặp tình trạng này, bạn có thể sử dụng một số thảo dược như: Cao lá sen, tỏi hay hoàng bá.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Kyung-Seok Lee và Li Young Lee tại Hàn Quốc và năm 2011 cho biết: Chiết xuất từ lá sen giúp làm giảm lượng lipid toàn phần, cholesterol, chất béo trung tính (triglyceride). Do đó, lá sen có hiệu quả trong việc làm giảm trọng lượng cơ thể và cải thiện tình trạng béo phì.

Cai-thien-tinh-trang-beo-phi-tu-cac-loai-thao-moc

Cải thiện tình trạng béo phì từ các loại thảo mộc

Béo phì nếu không được kiểm soát tốt sẽ trở thành căn nguyên gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn 9 nguyên nhân béo phì cùng các biện pháp cải thiện hiệu quả. Nếu bạn đọc có câu hỏi nào về các vấn đề liên quan đến tình trạng béo phì, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp.